Hà Nội tăng cường xử lý vi phạm an toàn thực phẩm

Để bảo vệ sức khỏe của người dân, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các trường học trên toàn thành phố.

Kiểm tra từ đầu năm 2024 đến nay, các hành vi vi phạm chủ yếu là khu vực bếp có côn trùng động vật gây hại, hệ thống cống hở, ứ đọng; không ghi chép hoặc ghi không đúng số kiểm thực 3 bước; lưu mẫu thức ăn không đúng quy định; ghi nhãn sản phẩm và quảng cáo sản phẩm thực phẩm không đúng…

Trước những vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện trong thời gian qua, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đã được các cơ quan chức năng, các quận, huyện, thị xã triển khai thường xuyên, liên tục, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai để người dân biết, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bữa ăn tại trường học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau những phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự đô thị, Ban chỉ đạo 197 phường Cống Vị, với nòng cốt là lực lượng công an phường đã liên tục tổ chức các đợt ra quân xử lý vi phạm. Tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, ô nhiễm môi trường đã được cải thiện rõ rệt.

Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cá nhân năng lực yếu, sợ trách nhiệm, để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024, với tổng kinh phí dự kiến hơn 37 tỷ đồng. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão từ 30% trở lên.

Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay là thời điểm dự án Luật Nhà giáo chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Với 9 Chương bao gồm 50 điều, dự án luật đang nhận được sự quan tâm từ đội ngũ nhà giáo cả nước.