Hà Nội tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn vay

Sáng nay, 28/8, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố quy định đối tượng cho vay đặc thù từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Dự thảo Nghị quyết đề cập tới đối tượng áp dụng là cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố, ngân sách cấp huyện ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thành phố và Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố.

Quang cảnh hội nghị

Đặc biệt, Nghị quyết quy định bổ sung ba đối tượng vay vốn đặc thù, bao gồm: hộ gia đình có từ hai con trở lên đang học tại các trường đại học (hoặc tương đương); hộ gia đình chưa có công trình cấp nước, cần xây dựng mới; người lao động có việc làm đang đóng BHXH bắt buộc có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của người lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố được Cục thống kê thành phố công bố từng năm.

Nguồn vốn cho vay từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH, gồm nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố và nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương khẳng định sự cần thiết ban hành Nghị quyết của HĐND bởi tính ưu việt và phù hợp điều kiện tài chính hiện nay của thành phố. Việc triển khai Nghị quyết sẽ góp phần thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng trong Chương trình số 08 của Thành ủy Hà Nội. Từ đó, tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm chênh lệch giàu - nghèo.

Toàn bộ ý kiến góp ý sẽ được MTTQ Hà Nội tiếp thu, tổng hợp, báo cáo cơ quan chuyên môn. Theo Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Nguyễn Lan Hương, để tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết, thành phố và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch chặt chẽ, kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện để người dân tiếp cận chính sách dễ dàng, tránh phát sinh tiêu cực; đồng thời có đánh giá tác động tới các giới, đối tượng thụ hưởng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.

Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.

Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.