Hà Nội tập trung gỡ nút thắt cải tạo tập thể cũ

Cải tạo chung cư cũ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của TP. Hà Nội. Song những nút thắt thì vẫn liên tục rối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ triển khai, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Trong đó nút thắt khó gỡ nhất là phương án bồi thường, sự đồng thuận của người dân, sự hài hoà lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.

Năm 2016, tòa G6A (khu tập thể Thành Công) được cơ quan kiểm định công bố là nhà nguy hiểm cấp độ D, phải di dân để phá dỡ, xây dựng lại. Đối với nhà bà Đỗ Thị Thu Hằng - Phòng 212, Tòa G6A, Khu tập thể Thành Công tuy vẫn chưa phải chuyển đến nơi khác. Song mỗi ngày, bà đều mong muốn dự án nhanh được cải tạo, để gia đình bà sớm được chuyển đến nơi ở mới khang trang hơn.

Bà Hằng chia sẻ: “Trên thực tế thì cũng đã xây dựng 40 năm rồi, bây giờ được xây mới lại, được ở tòa nhà hiện đại hơn, khang trang hơn là điều mong mỏi của đa số người dân ở tòa nhà G6”.

Đầu năm nay, UBND TP đã có chủ trương xây dựng, cải tạo lại khu tập thể cũ Thành Công với tổng diện tích quy hoạch khoảng hơn 20.000m2. Trong đó, toà chung cư cũ G6A sẽ phá dỡ toàn bộ; sau đó trên nền toà nhà này sẽ xây dựng chung cư tái định cư có 5 tầng đế và 24 tầng cao. Toàn bộ người dân ở các toà nhà G6A, G6B, G22, G23, G24 sẽ tái định cư tại toà nhà này, khoảng 220 căn hộ. Vậy nhưng nút thắt gây cản trở nhất đến tiến độ cải tạo nằm ở sự đồng thuận, nhất trí của người dân. Như với anh Phạm Đình Huỳnh - một người dân sinh sống tại tòa G23, anh chưa thực sự đồng tình với kế hoạch cải tạo chi tiết. Bởi mong muốn của anh là được tái định cư tại chỗ.

Từng bước gỡ nút thắt cải tạo tập thể cũ

Anh Huỳnh cho biết: “Chúng tôi có nguyện vọng chỉ muốn khi cải tạo, chúng tôi được ở tại nơi sinh sống này, dẫu sao chúng tôi cũng ở đây lâu năm, tình cảm hàng xóm và cũng quen với khu này rồi”.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 chung cư cũ, hầu hết trong số này đều đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng, không còn đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người dân. Vậy nhưng tính đến hết năm 2023, toàn thành phố mới hoàn thành cải tạo, xây dựng lại được 19 khu tập thể, nhà chung cư cũ, bằng 1,1% tổng khối lượng công việc. Đối với cải tạo chung cư cũ, từ trước đến nay thì việc khó khăn trong công tác triển khai chính là ở cơ chế, chính sách chưa hài hòa được lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Bên cạnh đó, còn thiếu các quy định cụ thể về kiểm định, quy trình, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư và hệ số đền bù và chung cư cũ Thành Công cũng không phải ngoại lệ…

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tại phiên họp tháng 2/2024, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định tạm cấp kinh phí cho một số quận, huyện để kiểm định và lập quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ. Đồng thời, thống nhất ủy quyền cho UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt hệ số bồi thường và ban hành tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư đối với từng dự án.

Vừa qua, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội do UBND thành phố tổ chức, đã có gần gần 100 nhà đầu tư quan tâm đề án, dự án cải tạo chung cư cũ của Hà Nội. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng! Khi những nút thắt đang dần được tháo gỡ, hy vọng, công cuộc cải tạo, xây dựng các chung cư cũ sẽ được đẩy nhanh, sớm đem lại cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Trong quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc nguồn cung được cải thiện. Mặc dù chưa thực sự có những đột phá, nhưng đây là những dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ đang dần phát huy hiệu quả.

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.