Hà Nội tập trung phát triển cây trồng chủ lực

Trong định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực hướng tới thị trường xuất khẩu, Hà Nội đã quy hoạch vùng tập trung, xây dựng thương hiệu cho ba sản phẩm gồm chuối, bưởi và lúa hàng hóa.

Với 15 ha tại xứ đồng bãi xa bồi, HTX sản xuất và cung ứng rau quả sạch Thắng Lợi, xã Văn Khê, huyện Mê Linh đã quy hoạch trồng mô hình chuối phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Từ năm 2021 đến nay, để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, HTX sản xuất và cung ứng rau quả sạch Thắng Lợi đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp mã số vùng trồng, sản phẩm chuối xuất khẩu được cấp giấy chứng nhận an toàn VietGAP. Việc cấp mã vùng trồng, quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đạt chuẩn VietGAP đã giúp HTX tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng. Hàng năm, HTX đã tiêu thụ được từ 600-800 tấn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản.

Với 400 gốc bưởi, mỗi năm, gia đình ông Cao Văn Ngân, xã Vân Hà thu được khoảng 600-800 triệu đồng. Năm nay,  cây bưởi của xã đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu Bưởi Tam Vân. Riêng gia đình ông là một trong hai hộ của xã Vân Hà được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội công nhận có cây bưởi đầu dòng, là sự khẳng định về chất lượng cho cây bưởi ở xã Vân Hà.

Hiện Vân Hà đã chuyển đổi được 73 ha đất sản xuất nông nghiệp sang trồng bưởi. Ngoài ra, người dân xã Vân Hà còn mua, thuê thầu đất nông nghiệp của các hộ thuộc xã Vân Nam, Vân Phúc, Long Xuyên và xã Trung Châu khoảng 70 ha để trồng bưởi và cây rau màu. Với giá bán từ 15- 20.000 đồng/quả, ước tính năm nay người dân xã Vân Hà thu nhập khoảng trên 80 tỷ đồng từ cây bưởi Tam Vân.

Thành phố Hà Nội đã phát triển được trên 222.000 ha cây trồng, trong đó chủ lực gồm lúa 153.000 ha, cây ăn quả 20.000 ha. Với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng, an toàn đến nay, thành phố đã có 226 vùng lúa, 144 vùng bưởi, 72 vùng chuối tập trung, ứng dụng cơ giới hoá để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Dù là Thủ đô của cả nước nhưng hiện nay Hà Nội là 1/3 tỉnh, thành đứng đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Hà Nội có tiềm năng rất lớn để xuất khẩu trong lĩnh vực trồng trọt, cây ăn quả và hoa cây cảnh. Bởi vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang phối hợp với các địa phương tăng cường hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ địa phương về các quy định của nước nhập khẩu để cấp mã số vùng trồng, kiểm soát chất lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản đặc sản, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 10/1, nhà bán lẻ Nhật Bản AEON Việt Nam đã đưa vào hoạt động AEON Xuân Thủy, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị nằm độc lập bên ngoài trung tâm mua sắm AEON đầu tiên tại Hà Nội.

Trong phiên giao dịch ngày 9/1, giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất gần bốn tuần nhờ nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn, trong khi giới đầu tư đang dự đoán chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tác động đến nền kinh tế và lạm phát như thế nào.

Sáng 10/1, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ, thay mặt cho Đại sứ quán Đức, đã tổ chức tổng kết dự án điện mặt trời mái nhà trong ngành thương mại và công nghiệp.

Chỉ số VN-Index hôm nay, 10/1, tiếp tục lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ bi quan. Độ rộng toàn thị trường nghiêng hẳn về sắc đỏ với bên bán là 507 mã giảm và bên mua chỉ 201 mã tăng.

Hôm nay, 10/1, giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục tăng, đẩy mặt bằng giá lên cao hơn vàng miếng, với giá bán ra trên 86 triệu đồng/lượng.

Trong định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực hướng tới thị trường xuất khẩu, Hà Nội đã quy hoạch vùng tập trung, xây dựng thương hiệu cho ba sản phẩm gồm chuối, bưởi và lúa hàng hóa.