Hà Nội tập trung ứng phó với nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-UBND (ngày 13/8) về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công điện nêu rõ: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 11 đến ngày 15/8/2024, tại khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 đến 250mm, có nơi trên 400mm. Do vừa qua, trên địa bàn Thành phố đã có mưa lớn kéo dài, đất đã bão hòa nước, mực nước các hồ, đập ở mức cao, sự xuất hiện của mưa lớn, lũ trên các sông, nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, sườn dốc, ngập lụt sâu ở các khu vực thấp, trũng, đô thị.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 11/8/2024 về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 10/8/2024 với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, úng ngập nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Mưa lũ đã gây thiệt hại về sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân trên địa bàn một số huyện thuộc TP. Hà Nội. Ảnh: VGP.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Đồng thời, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo “phương châm bốn tại chỗ”, trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, bảo đảm mọi người dân nắm được thông tin về nguy cơ mưa lũ, úng ngập, sạt lở đất, lũ quét; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông trong thời gian xảy ra mưa lũ, nhất là việc đi lại qua ngầm tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực nước ngập sâu.

Bố trí lực lượng, phương tiện, lương thực, nhu yếu phẩm tại các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra chia cắt khi mưa lũ lớn, sạt lở đất, ngập lụt để kịp thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân khi có tình huống.

Chủ động huy động phương tiện, lực lượng, ngân sách và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương cần kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để việc hỗ trợ theo đúng quy định.

Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, úng ngập, sạt lở đất, lũ quét theo quy định, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an toàn giao thông và kịp thời khắc phục nhanh sự cố công trình đê điều, thủy lợi, giao thông chính.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo công an địa phương, các lực lượng quân đội đóng trên địa bàn chủ động phối hợp với các địa phương triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ, chủ động sơ tán sớm, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu của địa phương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế; kịp thời báo cáo, tham mưu Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây đúng một năm, bờ vở sông Hồng còn là một bãi rác phía sau thành phố, chứa khoảng 200 tấn rác thải, cỏ dại mọc um tùm. Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng, bãi đất hoang đầy rác 9.000m² đã thay da đổi thịt thành không gian xanh.

Khu dân cư mới và Khu đất dịch vụ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, khu vực này bị để hoang hóa, rác thải, phế thải đổ bừa bãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.

Dự án cải tạo nâng cấp Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Phúc Thọ là công trình trọng điểm, Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng huyện xác định đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công phải được đặt lên hàng đầu.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai, triển lãm lần này có chủ đề “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”, sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn lần thứ nhất, diễn ra nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 310 về việc phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng Công dân Thủ đô số - iHanoi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 – 2026.

Triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Ai Cập và Nam Phi từ ngày 24/10 đến 1/11.