Hà Nội thành lập 12 đội tuyển học sinh giỏi thi quốc gia
12 đội tuyển học sinh giỏi thành phố tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 ở các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung.
Đội tuyển có 184 học sinh đến từ các trường trung học phổ thông: Chuyên Hà Nội - Amsterdam có 122 học sinh, chuyên Nguyễn Huệ có 31 học sinh, Chu Văn An có 25 học sinh, Sơn Tây có 3 học sinh, Academy có 1 học sinh, Thường Tín có 1 học sinh và Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất có 1 học sinh.
Chỉ tiêu phấn đấu của các đội tuyển năm học này là tăng số lượng và chất lượng các giải so với kỳ thi năm học trước, đạt tỷ lệ 80% có giải; có 3-5 học sinh được chọn vào vòng 2, đi thi quốc tế. Theo kế hoạch, các đội tuyển sẽ học tập, ôn luyện tập trung tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam từ nay tới kỳ thi. Phát biểu tại lễ công bố và ra mắt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: 184 học sinh của 12 đội tuyển hôm nay là sự kết tụ về trí tuệ, đạo đức và trình độ học vấn phổ thông của học sinh Hà Nội trong năm học này. Các em sẽ được dẫn dắt, ôn luyện bởi các thầy cô giáo có năng lực chuyên môn tốt nhất, giàu nhiệt huyết nhất đến từ 4 trường THPT chuyên và THPT có lớp chuyên của TP.
Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức thi chọn đội tuyển TP tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023. Kỳ thi này có sự tham gia của gần 1.100 học sinh, là những học sinh tiêu biểu đã tham dự và đoạt giải tại Kỳ thi học sinh giỏi cấp TP.
184 thành viên chính thức của 12 đội tuyển kể trên là những em có điểm số xuất sắc nhất trong kỳ tuyển chọn. Dự kiến, thời gian tổ chức Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2022- 2023 sẽ được Bộ GD&ĐT tổ chức vào khoảng cuối tháng 2/2023.
Năm trước, Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia diễn ra vào tháng 3/2022. Cả nước có 4.671 thí sinh dự thi ở 12 môn thi. Kết quả, có 2.319 thí sinh đoạt giải, chiếm 49,6%. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng thí sinh đạt giải với 125 học sinh.
Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.
Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.
Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.
0