Hà Nội - Thành phố bên sông đang vươn mình

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Được khánh thành vào năm 1902, cho tới 80 năm sau, Long Biên vẫn là cây cầu duy nhất của Hà Nội. Đây là công trình giao thông quy mô lớn đầu tiên tại Đông Dương, mang dấu ấn của nền văn minh công nghiệp đầu thế kỷ XX...

Với chiều dài gần 2.300 mét và 20 trụ cao vững chắc, cầu Long biên từng được ví von như tháp Eiffel nằm ngang.

Hơn 100 năm, cây cầu đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô. Trong hai cuộc kháng chiến, không ít lần công trình đã bị bom đạn tàn phá, nhưng sau đó lại được hàn gắn và dựng lại. Từ đó cho đến nay, cầu Long Biên vẫn sừng sững nối hai bờ sông Hồng cuộn chảy... Ngày nay, dù Hà Nội đã có nhiều cây cầu mới hiện đại hơn, nhưng cầu Long Biên vẫn giữ một vị trí đặc biệt.

Cầu Nhật Tân là biểu tượng sống động của mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam và Nhật Bản, thể hiện khát vọng phát triển đô thị của thủ đô.

Cách cầu Long Biên khoảng 4 km về phía tây, một cây cầu dây văng hiện đại nhất cả nước đã hiện diện bên dòng sông mẹ, kết nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. “Từ khi khánh thành cầu Nhật Tân năm 2015, tôi thấy đường giao thông rất thuận tiện từ nội đô ra tới ngoại đô, bờ Bắc và bờ Nam giao thông đi lại rất thuận tiện”, ông Nguyễn Văn Hiện, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, nói.

Năm 2015, cầu Nhật Tân được khánh thành, với đường dẫn và phần cầu chính dài gần 9km, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỉ đồng. Phần cầu chính rộng hơn 33m với 8 làn xe chạy. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp, với 5 trụ tháp lớn tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội.

Cầu Nhật Tân hội tụ những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất. Đây cũng là biểu tượng của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. TS Phan Lê Binh, Trưởng Đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản, cho biết: “Cho đến nay, cầu Nhật Tân đã thể hiện vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối cửa ngõ giao thương quốc tế sân bay Nội Bài với trung tâm Hà Nội. Cầu Nhật Tân là mạng lưới mắt xích quan trọng trong giao thông liên vùng của Hà Nội kết nối với các tỉnh phía Bắc. Nhờ có cầu Nhật Tân mà việc giao thương hàng hoá giữa các tỉnh lân cận với Hà Nội đã trở nên thuận tiện hơn, giúp giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logictic”.

Từ khi hoàn thành, cầu Nhật Tân đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ trung tâm thành phố đến Sân bay quốc tế Nội Bài. Công trình còn mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô ở khu vực phía bắc.

Hà Nội còn rất nhiều cây cầu kết nối với các tỉnh thành lân cận,  tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trong khu vực, như: cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì… Hà Nội đang quy hoạch thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới, cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên và cầu Ngọc Hồi… Như vậy, khi hoàn thành Hà Nội sẽ có ít nhất 22 cây cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".