Hà Nội, thành phố của những cây cầu

Hà Nội, cái tên gợi về một thành phố bên sông, thành phố phía trong sông. Cũng như bao thủ đô của mọi quốc gia nằm bên dòng sông, Hà Nội khát khao có nhiều cây cầu bắc qua sông Mẹ, kết nối giao thương, mở rộng không gian phát triển…

Hà Nội, cái tên gợi về một thành phố trong sông

Từ đầu thế kỷ XX, tức hơn 100 năm trước, người Pháp xây cây cầu vượt sông Hồng. Cầu mang tên Paul Doumer, tên của vị quan Toàn quyền Đông dương khi đó. Sau này, cầu mang tên Long Biên.

Hơn 70 năm sau, năm 1974, trên tinh thần hợp tác hữu nghị, người Việt Nam khởi công xây dựng cây cầu thứ 2 - Cầu Thăng Long và hơn 10 năm sau vào năm 1985, cây cầu hoàn thành. Cây cầu này gợi mở những cây cầu khác. Từ cầu Thăng Long, người Việt Nam bằng tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, xây dựng nên cầu Chương Dương, chỉ trong vòng chưa đến 2 năm (10/10/1983 – 30/6/1985).

Cầu Thăng Long, dưới sự hợp tác hữu nghị với Liên Xô, được hoàn thành vào năm 1985.

Qua thời gian khó, Hà Nội có thêm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, và một cây cầu tạo nên điểm nhấn của thời kỳ đổi mới: Cầu Nhật Tân. Tương lai không xa, Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây cầu, những cây cầu mang dáng rồng bay, kết nối giao thương, thể hiện tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường của người Thủ đô, người Việt Nam, như Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo… Từ thành phố trong sông, Hà Nội hiện hữu một đô thị văn minh, hiện đại hai bên dòng sông Mẹ.

Một cây cầu. Những con phà và con đò.

Sông Hồng, dòng sông chảy qua lịch sử ngàn đời nước Việt, là mạch nguồn nuôi dưỡng cư dân suốt rộng dài châu thổ. Từ bao đời nay, sông Hồng đã gắn liền với cuộc sống của người dân Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Những chiếc thuyền nhỏ bé len lỏi giữa những con thuyền buôn lớn, nối đôi bờ, chở đầy cá tôm và rau xanh về chợ.

Sông Hồng là không gian sinh tồn, “cái nôi dinh dưỡng” giàu có dường như vô tận cho cư dân “Kẻ chợ”. Chiều chiều, người ta thường ra bờ sông hóng mát, ngắm hoàng hôn, trò chuyện cùng nhau. Những lễ hội truyền thống như lễ hội cầu ngư cũng được tổ chức long trọng bên bờ sông.

Sông Hồng uốn khúc và “Rồng” vàng “bay” lên. Từ đó, Lý Công Uẩn chọn nơi này là “nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”.

Tiếng rao của những người bán hàng rong trầm lảnh khắp con phố, hòa quyện với tiếng sóng vỗ bờ, tạo nên một bản giao hưởng về cuộc sống thường nhật của người Hà Nội xưa. Tuy nhiên, việc đi lại bằng đò ngang không chỉ tốn thời gian mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Người dân phải đối mặt với những cơn mưa bất chợt, những con sóng dữ, và nhiều hiểm họa từ những chiếc thuyền lớn.

Bến đò ngang sông Hồng thời xưa cũ.

Sang thời cận - hiện đại, phong cảnh dòng sông Hồng và lịch sử Hà Nội được tô điểm thêm bởi những cây cầu. Nhưng suốt quãng thời gian gần một thế kỷ kể từ năm 1902, Hà Nội chỉ có duy nhất cây cầu Long Biên qua sông Hồng.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết: “Dòng sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội rất nhiều giá trị, không chỉ là nguồn sống, một điều kiện giao thông mà sông Hồng thực sự là một dòng sông của tâm linh, của văn hóa. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với dòng sông Hồng là chứng nhân của lịch sử, thể hiện được những giá trị văn hóa của cả đất nước.

Thời khắc lịch sử ngày 9/10/1954, khi những người lính viễn chinh Pháp cuối cùng qua cầu Long Biên, rút khỏi Hà Nội, điều đó không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc mà nó còn thể hiện cả một quá trình rất dài đấu tranh giành lại tự do cho dân tộc".

Chính vì vậy, người Thăng Long xưa đã ấp ủ ước mơ xây dựng những cây cầu vững chắc bắc qua sông Hồng, không chỉ để thuận tiện cho việc đi lại mà còn để phát triển giao thương, khẳng định sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

Những cây cầu không chỉ là công trình giao thông mà còn là biểu tượng của sự hội tụ, kết nối, của khát vọng vươn tầm. Người dân tin rằng, khi những cây cầu được xây dựng, cuộc sống của họ sẽ trở nên an lành hơn, đất nước sẽ ngày càng phồn thịnh.

Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: "Chúng ta đang có một bài hát rất hay, mở đầu bằng lời ca cũng rất hay, nói về Hồng Hà và Hồ Tây, đó là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Đó là sự tiếp nối, của cả một thời gian còn dài hơn nữa của lịch sử dân tộc”.

Từ thế rồng cuộn, hổ ngồi trong buổi dời đô hơn một thiên niên kỷ trước, Hà Nội hôm nay đang phát triển. Dòng sông Cái - sông “chủ” của vùng địa linh Thăng Long - Hà Nội - với cây cầu Long Biên là chứng nhân của lịch sử Hà Nội bất khuất kiên cường một thời đạn bom. Mỗi cây cầu mới đã và sẽ xây hôm nay lại như một tượng đài ghi dấu từng bước phát triển của Hà Nội thời hòa bình dựng xây và phát triển, tiến lên hiện đại cùng cả nước, vì cả nước.

Những cây cầu của thời gian khó

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên của Hà Nội bắc qua sông Hồng và được mệnh danh cây cầu cầu thép lớn nhất thế giới ở thời điểm hoàn thành. Cầu được khánh thành năm 1902.  Khi xây cầu, thực dân Pháp đã hoàn thành tuyến đường sắt quan trọng nhất Đông Dương lúc đó, nối cửa biển Hải Phòng với vùng Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời nối Hà Nội với Đồng Đăng (Lạng Sơn).

Vào năm 1922-1923, cầu Long Biên được mở rộng phần cho xe ô tô song hành với đường sắt. Đến nay, cầu cơ bản không thay đổi về kết cấu, trừ những đoạn bị tàn phá trong chiến tranh phá hoại của Mỹ. Có 14 lần bom Mỹ phá hỏng 1.500m cầu, đánh gục 9 nhịp và 4 trụ hư hỏng nặng. Sau Hiệp định Paris, qua 41 ngày đêm sửa chữa, ngày 4/3/1973, chuyến tàu đầu tiên lại vượt sông Hồng.

Cầu Chương Dương được xây cách cầu Long Biên 654m về phía hạ lưu sông Hồng. Cầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô. Cây cầu này do kỹ sư và công nhân Hà Nội tự thiết kế và thi công, thể hiện khả năng tự làm chủ, sáng tạo, đánh dấu sự phát triển mới của ngành cầu đường nước nhà. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/1983, khánh thành năm 1985, trở thành niềm tự hào của người dân Hà Nội và đội ngũ xây dựng cầu đường Việt Nam

Cầu Chương Dương là 1 trong các cây cầu có kết cấu bảo đảm an toàn cho các xe trọng tải lớn qua cầu với tốc độ cao. Cầu có kết cấu dầm thép, dài hơn 1.200m, đủ cho 4 làn xe, hai làn giữa chịu được những xe tải nặng lên tới 30 tấn, hai làn bên dùng cho xe tải 6 tấn. Cầu gồm 9 nhịp dầm dẫn, 11 dầm chính, 21 mố trụ.

Cầu Chương Dương khánh thành năm 1985, được xây cách cầu Long Biên 654m về phía hạ lưu sông Hồng.

Khánh thành cùng năm với cầu Chương Dương, với sự giúp đỡ của Nhà nước Liên Xô, cầu Thăng Long bắc ngang qua hai làng Đông Ngạc và Võng La - nơi dòng sông Hồng hẹp nhất. Cầu có 15 nhịp được đặt trên 14 trụ và 2 mố cao 14m. Tổng chiều dài hơn 11.000m. Đây là chiếc cầu rất lớn, việc thi công phải do 4 xí nghiệp cầu, 1 xí nghiệp cơ giới (thuộc Liên hiệp cầu Thăng Long) thực hiện.

Mỗi cây cầu vắt ngang sông Hồng là một dấu mốc trong tiến trình lịch sử, trở thành một phần máu thịt của Thủ đô Hà Nội.  Ngoài giá trị giao thông kết nối giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh bên sông Hồng, còn tạo điều kiện thuận lợi kết nối liền mạch giữa các trung tâm kinh tế - chính trị để phát triển Thủ đô Hà Nội ngày một giàu mạnh hơn qua từng thăng trầm lịch sử thời gian khó.

Những cây cầu mang dáng rồng bay

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần của lịch sử thành phố. Cây cầu với kiến trúc độc đáo, hình dáng thanh thoát, được người Hà Nội ví như con rồng khổng lồ vươn mình băng qua dòng sông.

Nằm gần với cầu Long Biên về phía hạ lưu sông Hồng, cầu Chương Dương là cây cầu có thời gian thi công ngắn nhất của nước ta khi chỉ mất chưa đến 2 năm. Đây là cây cầu lớn đầu tiên được chính đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công, thể hiện tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường của người Việt Nam. Cầu Chương Dương có thể được xem là biểu tượng của sự mạnh mẽ, liên kết, vươn lên, như hình ảnh con rồng chuyển mình vươn về phía trước.

Dự án cầu Tứ Liên nối liền Tây Hồ và Đông Anh sẽ được xây dựng trong tương lai gần cũng được lấy cảm hứng từ dáng rồng bay.

Những cây cầu mang dáng rồng bay ở Hà Nội không chỉ là những công trình giao thông, kết nối, hội tụ mà còn là những biểu tượng văn hóa, nhắc về câu chuyện định đô nơi vùng đất núi sau sông trước và điềm lành rồng vàng bay lên.

Trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ tiếp tục có thêm những cây cầu mới được xây dựng. Trong hình ảnh lãng mạn của Hà Nội hiện đại, văn hiến, văn minh trong thế kỷ 21. Mỗi cây cầu sẽ không chỉ có chức năng giao thông, mà còn là cổng chào trên sông, là những tác phẩm kiến trúc mang tính văn hóa, tính biểu tượng và phản ánh sự phát triển của thành phố được mệnh danh là "Thành phố vì hòa bình".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho các hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng này đã cố tình không kê khai, nộp thuế, che giấu doanh thu, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Đã đến lúc các hành vi trốn thuế này cần bị xử lý nghiêm.

Trong tháng 11 này sẽ có hai trận mưa sao băng phát ra từ phía chòm sao Kim Ngưu (tên Latin là Taurids). Và chúng là đều là "mưa cầu lửa" chứ không phải mưa sao băng bình thường.

Đối tượng Nguyễn Hồng Nhung khai nhận đi lên phố cổ quận Hoàn Kiếm chụp ảnh thì thấy một đoàn xe đi qua liền đuổi theo xem có ai quen không? Thấy cả đám hô chạy thì Nhung cũng chạy theo vì không đội mũ bảo hiểm và đã gây ra tai nạn cho chị N.N.Q.

Tình huống được camera hành trình ghi lại vào tối ngày 2/11 trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Chiếc xe máy đi ngược chiều phóng nhanh ở làn đường cho phép ô tô đi với tốc độ tối đa 120km/h.

Hôm nay (04/11/2024), tại ga Hà Nội và ga Huế, tiếp viên đường sắt đã bàn giao tài sản để trả lại cho 2 khách nước ngoài để quên trên tàu.

Tại phiên phúc thẩm giai đoạn 1, ngoài kháng cáo bản án tử hình về hành vi tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng của SCB, bà Trương Mỹ Lan xin tòa phúc thẩm miễn 673 tỷ đồng án phí.