Hà Nội - Thành phố di sản và sáng tạo
Thủ đô Hà Nội có quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Nguồn lực di sản văn hóa dồi dào là lợi thế để Hà Nội tạo nên sức hấp dẫn thu hút du khách và khuyến khích các hoạt động sáng tạo. Bài toán làm thế nào để biến di sản thành tài sản, có thể trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội được đặt ra nhiều năm nay. Với nỗ lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, nhiều đơn vị quản lý văn hóa, du lịch đã xây dựng sản phẩm mới từ nguồn lực di sản đang có.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: “Việt Nam của chúng ta cũng là một trung tâm du lịch về di sản của thế giới và Thủ đô của chúng ta cũng đang đóng góp tích cực vào thương hiệu du lịch di sản của Việt Nam. Với mật độ tài nguyên di sản phong phú, chúng ta đã xây dựng rất nhiều các sản phẩm du lịch”.
Với chiều sâu văn hóa, nỗ lực đổi mới toàn diện, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, Hà Nội đang trở thành điểm nhấn cho giới sáng tạo. Sau 5 năm gia nhập “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” và thực hiện các sáng kiến, cam kết để thúc đẩy hoạt động thiết kế sáng tạo trong các chương trình phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội, đến nay, Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến thiết kế sáng tạo. Các hoạt động đã thu hút sự tham gia của đông đảo đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, từng bước đưa hoạt động thiết kế sáng tạo vào mọi mặt của đời sống.
Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam chia sẻ: “Ngay từ những ngày đầu, Hà Nội đã dành sự nghiêm túc đặc biệt đối với danh hiệu là một thành phố sáng tạo của UNESCO. Hà Nội đã xây dựng một loạt các hoạt động mà thành phố dự định thực hiện trong những năm tiếp theo. Và tôi nghĩ rằng, Hà Nội đã thực hiện đúng cam kết đó trong suốt 5 năm vừa qua. Hà Nội đã trở thành hình mẫu cho các thành phố khác ở Việt Nam như Hội An, Đà Lạt, cũng như các thành phố khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh những điểm đặc biệt trong công việc của Hà Nội với tư cách là thành phố sáng tạo”.
Đặc biệt, việc tổ chức các lễ hội văn hóa, các sự kiện tiêu biểu về hoạt động sáng tạo của Thủ đô đã thu hút đông đảo giới sáng tạo và nhân dân tham gia. Trong đó, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đã tạo dấu ấn lớn khi quy tụ nhiều đơn vị, tổ chức, giới sáng tạo và cộng đồng, đồng thời khơi dậy các nguồn lực của văn hóa Hà Nội cho hoạt động sáng tạo.
Với sự chú trọng vào bảo tồn di sản văn hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng và khuyến khích sáng tạo, Hà Nội đang từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh và đáng sống.
Hãng thông tấn Kazinform dẫn lời văn phòng công tố giao thông Kazakhstan cho biết, nước này đã tìm thấy hộp đen của máy bay bị rơi ở thành phố Aktau. Các nhà điều tra đang nỗ lực làm sáng tỏ vụ việc.
Với chiều dài khoảng 160km chảy qua Hà Nội, sông Hồng uốn lượn qua 15 quận, huyện, gắn liền với gần 30 di tích lịch sử, văn hóa nổi bật như đền Gióng (Gia Lâm), đình Chèm (Bắc Từ Liêm), hay làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm). Dù sở hữu tiềm năng phong phú, tuy nhiên du lịch dọc tuyến sông Hồng vẫn chưa được phát triển tương xứng.
Là địa phương đi đầu trong công tác thanh thiếu niên, thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đặc biệt quan tâm, chú trọng triển khai nhiều chương trình giáo dục, tuyên truyền để thống nhất nhận thức, khơi dậy khát vọng cống hiến và tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Qua đó phát huy hiệu quả phong trào thanh niên yêu nước, học tập, rèn luyện.
Bộ Tư pháp đang thẩm định đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ xây dựng và trình.
Sáng 26/12, HĐXX đã cho hoãn phiên phúc thẩm vụ án xảy ra ở Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, do sự vắng mặt bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng nhiều bị cáo, bị hại và luật sư.
Sáng 26/12, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến và Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội.
0