Hà Nội thắp sáng kinh tế đêm bằng công nghiệp văn hoá | Hà Nội tin mỗi chiều

Vào tối 18/1/2025, hoạt động khơi mở đầu tiên của lễ hội mang tên “Hoà nhạc ánh sáng chào năm mới 2025” sẽ được tổ chức tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân, quận Tây Hồ (Hà Nội) với nhiều nội dung hấp dẫn và độc đáo.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Chương trình do Báo Nhân Dân phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội tổ chức, hứa hẹn mang đến không gian nghệ thuật đỉnh cao, kết nối truyền thống với hiện đại. Với sự góp mặt của đông đảo du khách trong và ngoài nước, lễ hội là dịp để quảng bá hình ảnh Hà Nội như một điểm đến vừa thân thiện, vừa đầy sáng tạo và giàu sức sống.

Dự kiến, "Hanoi Light" sẽ trở thành một sự kiện thường niên, là thương hiệu văn hóa đặc trưng của Hà Nội, là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Với sự đầu tư công phu, lễ hội sẽ là điểm nhấn ấn tượng, đưa hình ảnh Thủ đô tỏa sáng rực rỡ trên bản đồ văn hóa quốc tế. Đây cũng là dịp để Thủ đô khẳng định vị thế “Thành phố sáng tạo” trong mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu.

Như vậy, những người dân Thủ đô sắp chuẩn bị được chiêm ngưỡng một bữa tiệc ánh sáng rực rỡ, lung linh sắc màu. Với những màn trình diễn ánh sáng độc đáo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sự giao thoa giữa văn hoá Việt Nam và dòng chảy hiện đại sẽ được thể hiện đầy sống động trên bầu trời Hà Nội. Từ đó, lan toả niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn di sản trong cộng đồng, nhất là với người trẻ.

Chia sẻ sâu hơn về kỳ vọng phát triển kinh tế đêm ở Thủ đô ta từ những sự kiện văn hoá, ví dụ như năm 2024, có thể kể ra hàng loạt sự kiện đình đám được tổ chức ở Hà Nội mang dấu ấn lớn như: "Anh trai say hi", "Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội" hay chuỗi các chương trình nghệ thuật của Đài Hà Nội tổ chức như: "Hanoi Rock", "Nhịp điệu trẻ", "Hoà nhạc năm mới 2025". Đây là những minh chứng sống động cho thấy, Hà Nội đang khẳng định tên tuổi của mình trong hành trình trở thành trung tâm sáng tạo công nghiệp văn hoá lớn ở khu vực và trên thế giới. Điều đó sẽ tiếp tục được thành phố phát huy hơn nữa qua hàng loạt những chương trình mang tính “cú huých” mà nối tiếp là "Hanoi Light".

Để làm rõ hơn về mối quan hệ tương trợ lẫn nhau giữa kinh tế đêm và công nghiệp văn hoá có thể dẫn chứng ngay Quyết định số 1129 mà Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Đề án được đặt ra với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Và Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến - đã và đang là địa phương xây dựng thành công các sản phẩm du lịch đêm.

Thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa du lịch ban đêm như: tổ chức các không gian phố đi bộ - chợ đêm dịp cuối tuần tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ; Cho phép một số quán bar, nhà hàng trong khu phố cổ mở cửa đến 2 giờ sáng. Một số doanh nghiệp kết hợp với điểm đến tổ chức các tour du lịch đêm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Văn học Hà Nội.

Đầu năm 2024, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tổ chức lễ ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm Hà Nội, là sự kiện thuộc chuỗi hoạt động định hướng phát triển sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố, nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm. Các sản phẩm du lịch đêm được giới thiệu tới du khách gồm những sản phẩm hiện được đầu tư làm mới về nội dung, hình thức thể hiện và có những sản phẩm được xây dựng mới, lần đầu được giới thiệu. Trong đó, có show diễn thực cảnh, chương trình nghệ thuật, tour tham quan di sản, không gian đi bộ, tour ẩm thực, trải nghiệm xe bus hai tầng, tour xe đạp, xích lô, xe điện, phố sách, lễ hạ cờ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các mô hình tổ chức biểu diễn nghệ thuật đêm tại Thủ đô cũng được chú trọng phát triển như Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long.

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, phát triển kinh tế đêm là một trong những hoạt động trọng điểm được Hà Nội đặc biệt quan tâm và đã có chỉ đạo về việc phát triển loại hình kinh tế này trở thành một phần không thể thiếu của sự phát triển kinh tế, xã hội. "Các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn được tổ chức không chỉ mở ra hướng phát triển nền kinh tế ban đêm, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà còn khẳng định thương hiệu Hà Nội là điểm đến thân thiện”, bà Đặng Hương Giang nhấn mạnh.

Tại khu vực châu Á, những nước hàng đầu về hút khách du lịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thailand… đều phát triển mạnh kinh tế ban đêm. Chỉ sau hơn 10 năm phát triển, đầu tiên ở Busan, đến nay Hàn Quốc đã nổi tiếng với hàng trăm khu chợ đêm ở khắp các điểm du lịch.

Malaysia là quốc gia Hồi giáo cũng đã thành công khi phát triển kinh tế ban đêm với những thế mạnh về văn hóa đặc sắc mà không xâm phạm những quy định tôn giáo. Chỉ riêng Thủ đô Kuala Lumpur của nước này đã có 130 chợ đêm - đó là một con số gây ngạc nhiên.

Du lịch Thailand từ lâu đã nổi tiếng các hoạt động về đêm với các loại hình dịch vụ ăn - uống và biểu diễn. Những năm gần đây, Thailand phát triển văn hóa sáng tạo ở các khu kinh tế ban đêm: các trưng bày nghệ thuật, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên nền truyền thống… làm cho du lịch ở đây càng trở nên hấp dẫn.

Từ kinh nghiệm thế giới cùng quyết tâm của thành phố, tôi tin rằng, Hà Nội của chúng ta cũng đã sẵn sàng cho sự cất cánh cùng kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hy vọng, với nguồn lực sẵn có, đặc biệt là bản sắc riêng có của Thủ đô để phát triển kinh tế đêm và công nghiệp văn hoá, trong năm mới, bầu trời Thủ đô sẽ rực sáng với những ánh đèn sân khấu vươn tầm quốc tế, những sự kiện quy tụ du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô ta.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ cùng 34 CEO tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến Hà Nội; Sẵn sàng tìm kiếm các nạn nhân động đất ở Myanmar với tinh thần nhanh nhất có thể; Người Hà Nội xếp hàng dài mua bánh trôi, bánh chay Tết Hàn Thực; Tên lửa Spectrum của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam; Giá vàng sáng 31/3 đồng loạt tăng mạnh, vượt 101 triệu đồng/lượng; 37 học sinh được chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế; Động đất tại Myanmar: Tìm thấy người còn sống sau gần 60 giờ mắc kẹt;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Đường Nam Thăng Long "lụt tiến độ"; Sân bay Long Thành tăng tổng mức đầu tư 4,7 tỷ USD; Một thoáng Tây Hồ qua nét cọ; Iran không đàm phán hạt nhân trực tiếp với Mỹ... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 11h30 hôm nay.

Khu vực Hà Nội tiếp tục rét ngày 31/3. Buổi sáng, trời nhiều mây với nhiệt độ duy trì ở ngưỡng thấp từ 14-16 độ.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đã đến Myanmar; Hà Nội lắp đặt 3.700 camera giám sát ứng dụng AI; Tạo minh bạch thị trường đầu tư tiền mã hoá; Ông Trump hé lộ khả năng tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba;... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.

Trung tâm thương mại tại Việt Nam đã thực sự chuyển mình. Các trung tâm thương mại thu hút khách luôn là những trung tâm thương mại phục vụ rất nhiều nhu cầu vui chơi, giải trí và những nhu cầu thiết yếu.