Hà Nội thêm 34 tuyến đường, 5 cầu vượt sông

Việc điều chỉnh, bổ sung mạng lưới đường bộ và cầu vượt sông trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 lần này có ảnh hưởng rất quan trọng. Có đường bộ kết nối tốt thì các cảng hàng không, cảng thuỷ và đường sắt đô thị mới phát huy được hiệu quả và ngược lại. Do vậy, trong quy hoạch GTVT điều chỉnh lần này, Hà Nội bổ sung 34 tuyến đường đối ngoại, đường đô thị, 5 cầu vượt sông Hồng, sông Đà và 3 tuyến đường sắt đô thị ưu tiên.

Với ưu thế của đường sắt đô thị, việc có thêm một tuyến đường sắt đi trên cao trục Tố Hữu – Lê Văn Lương, tách biệt hẳn các dòng phương tiện hiện nay, có thể sẽ giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn và giảm bớt phương tiện cá nhân. Do vậy, đây cũng là một trong ba tuyến mới được đề xuất ưu tiên bổ sung trong quy hoạch GTVT 2045-2065.

Ngoài các tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch GTVT 2045-2065 dự kiến bổ sung thêm 22 tuyến đường bộ đối ngoại, trên cơ sở kéo dài một số tuyến hiện có, kết hợp bổ sung một số tuyến mới, để tăng cường kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận và phù hợp với định hướng phát triển đô thị dọc theo hai bờ sông Hồng. Mạng lưới đường ngoài đô thị cũng được điều chỉnh, trong đó trọng tâm là các trục kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không thứ 2 Vùng Thủ đô, đảm bảo có hai đường cao tốc và hai tuyến đường trục.

Về hệ thống cầu vượt sông, theo quy hoạch, Hà Nội có 18 cầu vượt sông Hồng, trong đó đến nay đã xây dựng được 9 cầu. Tuy nhiên, với định hướng phát triển đô thị hai bên sông, kéo dài đến các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô, trong tương lai, thành phố sẽ cần thêm 4 cầu vượt sông Hồng và 01 cầu vượt sông Đà.

Việc điều chỉnh, bổ sung mạng lưới đường bộ và cầu vượt sông đối với Hà Nội lần này có ảnh hưởng rất quan trọng. Có đường bộ kết nối tốt thì các cảng hàng không, cảng thuỷ và đường sắt đô thị mới phát huy được hiệu quả. Và ngược lại, quy hoạch cảng hàng không, cảng thuỷ… sẽ định hướng cho sự mở rộng, phát triển của đường bộ. Từ đó, tạo động lực cho phát triển KTXH Thủ đô./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ - Công an thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố còn hơn 2.100 công trình còn tồn tại vi phạm chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra hơn 1.400 nhà chung cư, gần 400 chung cư mini cũng có nguy cơ cháy, nổ cao.

Dự án đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đạt tiến độ tổng thể 78,52% giá trị hợp đồng. Với đoạn ngầm, nhà thầu đang tập trung thi công kết cấu các ga ngầm để máy khoan hầm bằng robot làm việc.

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND thành phố theo chương trình công tác của UBND thành phố và chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Tham dự phiên họp tại điểm cầu UBND thành phố có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND thành phố theo chương trình công tác của UBND thành phố và chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố.

Chiều 9/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung đã chủ trì buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm giữa hai địa phương về việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 năm 2024.

Sáng nay (9/5), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.