Hà Nội thí điểm ứng dụng 'Công dân Thủ đô số' | Hà Nội tin mỗi chiều

Hà Nội thí điểm ứng dụng 'Công dân Thủ đô số'; Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch trường đua ngựa Sóc Sơn... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội thí điểm ứng dụng “Công dân Thủ đô số”

Bạn có thể cập nhật các thông báo, thông tin mới nhất, chính thống từ chính quyền. Thậm chí, đăng ký lịch để trao đổi trực tuyến với các cơ quan chính quyền chỉ bằng một thao tác trên thiết bị thông minh. Đó là tiện ích của ứng dụng “Công dân Thủ đô số” mà thành phố sẽ thí điểm từ tháng 2 - 4/2024.

“Công Dân Thủ Đô” là ứng dụng giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác trực tuyến với các cấp cơ quan chính quyền tại Hà Nội. Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, ứng dụng cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Thời gian qua, việc kết nối giữa chính quyền, nhân dân, doanh nghiệp đã được triển khai thông qua nhiều nền tảng mạng xã hội như Zalo, facebook, fanpade, các diễn đàn… Theo thống kê, đến cuối năm 2023 trên toàn quốc có hơn 15.000 cơ quan Nhà nước sử dụng Zalo kết nối với người dân và đã có 1,6 tỷ lượt tương tác giữa người dân và chính quyền trên mô hình này. Nhiều vi phạm bị xử lý; Nhiều vụ việc được điều tra; Nhiều thông tin được phản ánh kịp thời; Nhiều vướng mắc được tháo gỡ… chỉ nhờ những thông tin, hình ảnh và sự kết nối kịp thời với người dân. Điều này cho thấy chính quyền đang dần gặt hái những thành quả từ nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, phục vụ người dân.

Ứng dụng “Công dân Thủ đô số” cung cấp các dịch vụ, tiện ích hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp như: phản ánh hiện trường; dịch vụ công trực tuyến; cổng tham vấn đối thoại của doanh nghiệp hộ kinh doanh; tổng đài hỏi đáp tự động (tích hợp AI); tiếp công dân khiếu nại tố cáo; thông tin cảnh báo hỗ trợ, khảo sát ý kiến của người dân doanh nghiệp. Và các tiện tích khác trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, cảnh báo ngập úng góp phần nâng cao chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Thành phố đặt ra mục tiêu 100% người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chọn thí điểm được tiếp cận, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số” của Thành phố. 100% các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chọn thí điểm được tiếp nhận; trả kết quả nhanh chóng, kịp thời thông qua ứng dụng. 100% các cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị được lựa chọn thí điểm sử dụng thành thạo các chức năng, tính năng của ứng dụng này phục vụ công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được nhanh chóng, kịp thời.

Việc triển khai một nền tảng số với tên riêng của Hà Nội được kỳ vọng là giải pháp chuyển đổi số quan trọng, giúp chính quyền được gần dân, lắng nghe ý kiến của người dân, giải quyết kịp thời những vấn đề gắn liền với đời sống dân sinh và xã hội.

Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch trường đua ngựa Sóc Sơn

UBND huyện Sóc Sơn đang tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa tại xã Tân Minh, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 26/12/2023 đến ngày 4/2/2024.

Dự án trường đua ngựa Sóc Sơn theo đề xuất ban đầu có tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD. Tổ hợp này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thêm nguồn lực đầu tư, tạo ra những sản phẩm du lịch mới chất lượng hơn, thúc đẩy mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, việc xây dựng dự án nằm trong khu, điểm du lịch phía bắc Thủ đô sẽ bổ sung sản phẩm du lịch chất lượng cao cho địa bàn Sóc Sơn nói riêng và Hà Nội nói chung. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 20.000 đến 25.000 lao động gián tiếp; mang lại nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách Thành phố.

Trong khi đó việc cấp phép, đầu tư, đưa vào hoạt động dự án trường đua ngựa Sóc Sơn mỗi năm sẽ thu được 40 - 50 triệu USD thuế thu nhập doanh nghiệp và khoảng 100 - 200 triệu USD thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động kinh doanh đua ngựa. Trường đua ngựa Sóc Sơn nếu được xây dựng sẽ trở thành trung tâm thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế khu vực phía bắc sông Hồng, phục vụ việc đăng cai tổ chức Asiad hoặc Olympic trong tương lai.

Dự án trường đua ngựa đã được nhà đầu tư đề xuất từ lâu nhưng quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc và cũng có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng cần tính toán, cân nhắc kỹ về các yếu tố liên quan để đảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng. Theo GS. Đặng Hùng Võ, khi xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cần cập nhật quy hoạch trường đua vào quy hoạch tích hợp này để kiểm soát việc cấp phép. Khi phê duyệt dự án cần tính chi phí lợi ích, đất lúa ở vùng chuyên trồng lúa cần giữ. Rồi lao động mất đất không thể vào dự án làm đời sống sẽ ra sao cần đặt ra với cả nhà đầu tư và cơ quan phê duyệt dự án.

Lo lắng này có cơ sở khi chính cơ quan tham mưu kế hoạch phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong văn bản trình Thủ tướng thông qua chủ trương đầu tư dự án tại Hà Nội cũng nêu những tác động tiêu cực của dự án. Một trong số đó là diện tích trồng lúa, thu hồi đất dự án trường đua ngựa ở Sóc Sơn lên tới 80 ha nhưng chỉ tạo việc làm cho khoảng 600 lao động. Số lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng hơn 3.200 người. Chưa kể, nhiều chuyên gia lo ngại đua ngựa vẫn là lĩnh vực kinh doanh liên quan đến cá cược, dễ xảy ra biến tướng. Do vậy, không thể cấp phép tràn lan và cũng cần phải chọn lựa các nhà đầu tư thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Có thể coi đây là một ngành nghề kinh doanh mới mẻ tại thị trường Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp muốn nắm lấy cơ hội. Tuy nhiên, để thực sự phát triển được thì còn rất nhiều việc phải làm rõ ràng hơn kèm theo những hướng dẫn cụ thể./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.