Hà Nội thiếu gần 100.000 nhà ở
Trong khi nguồn cung liên tục giảm thì nguồn cầu về nhà ở vẫn được dự báo có xu hướng gia tăng mạnh trong tương lai. Dự kiến tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội sẽ đạt 62% vào năm 2025 và tăng lên 75% vào năm 2030.
Với đà đô thị hóa như hiện nay, nhu cầu nhà ở dự kiến khoảng 426.700 căn. Trong khi đó, Chương trình phát triển nhà ở của Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở mới là 33,2 triệu m2 sàn từ nay tới năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người là 29,5m2/người. Các số liệu này cho thấy sự thiếu hụt nguồn cung là 95.800 nhà ở.
Nguồn cung mới hạn chế, số lượng căn hộ bàn giao giảm và giá sơ cấp trung bình neo ở mức 52 triệu đồng/m2 đã kéo theo giá bán thứ cấp tăng. Như vậy có sự lệch pha cung – cầu, đặc biệt là sự thiếu hụt phân khúc căn hộ giá rẻ càng thêm trầm trọng, đòi hỏi sự cân bằng cung-cầu phải rất khẩn trương.
TIN LIÊN QUAN


Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đã được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới đáng chú ý, trong đó có nội dung siết phân lô bán nền.
Trước tình trạng bỏ cọc sau khi đấu giá, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có những chế tài xử phạt cứng rắn hơn.
Dù việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân luôn được các địa phương trên cả nước quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, song vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hà Nội cũng không phải ngoại lệ khi là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước, tập trung số lượng dân cư đông, nhiều khu công nghiệp nhưng số lượng nhà ở xã hội ít ỏi hay nói cách khác cầu luôn vượt quá nguồn cung.
Trong báo cáo quý III của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thực trạng sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện, tuy nhiên chưa hoàn toàn và diện rộng.
Liên quan đến những tranh chấp giữa cư dân chung cư Artemis quận Thanh Xuân với chủ đầu tư là Công ty HML, mới đây UBND phường Khương Mai tiếp tục chủ trì một cuộc họp để tìm được tiếng nói chung giữa hai bên.
0