Hà Nội: Thủ đô của khát vọng hòa bình và phát triển

Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình không chỉ là dịp để tôn vinh văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm Thủ đô Hà Nội đứng lên mạnh mẽ từ đổ nát của chiến tranh để trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Những hình ảnh quen thuộc như cầu Long Biên - nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, Cột cờ Hà Nội - nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10/10/1954, hay các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô như cửa ô Hà Nội, Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long hiện lên rõ nét trên sân khấu, gợi lại lịch sử hào hùng, quá trình phát triển của Hà Nội trên chặng đường 70 năm sau ngày tiếp quản Thủ đô.

Người dân Hà Nội khi ấy đứng lên từ đổ nát của chiến tranh, bắt đầu hành trình tái thiết thành phố từ những mảnh vỡ, và từ đó từng bước phát triển, trở thành một đô thị sôi động và thịnh vượng.

Nhìn lại hành trình từ sau ngày tiếp quản Thủ đô đến hôm nay, Hà Nội đã trải qua một quá trình thay đổi nhanh và lớn mạnh. Thành phố hôm nay đã mở rộng ra nhiều hướng, với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, các khu đô thị mới với đầy đủ các công trình công cộng, không gian xanh văn minh và tiện ích .

Nhiều khu vực ngoại thành, nay đã trở thành các quận phát triển đầy tiềm năng và hiện đại như: quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên, Bắc và Nam Từ Liêm... Sự chuyển mình của thành phố không chỉ dừng lại ở việc mở rộng diện tích mà còn là quá trình xây dựng một Hà Nội bền vững, với các công trình công cộng tiện ích phục vụ tích cực cho đời sống nhân dân.

Bà Bùi Thị Bình, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, chia sẻ: “Mỗi lần lên đây tôi như lạc lối, không nhận biết được nơi mà hồi ngày bao cấp mình thường đi lên chợ Đồng Xuân để xếp hàng mua thực phẩm...”.

Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình.

Điều đặc biệt tại Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình chính là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, không chỉ tái hiện những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hào hùng của Hà Nội mà còn thể hiện tinh thần sáng tạo và khát vọng dựng xây Thủ đô hướng tới tương lai.

Trong sự phát triển ấy, Hà Nội vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa cốt lõi. Các di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long, cầu Long Biên, hay khu phố cổ vẫn là di sản, biểu tượng của Thủ đô. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Hà Nội - một thành phố vừa hiện đại, năng động, vừa sâu lắng và đậm đà bản sắc, minh chứng cho dòng chảy không ngừng của văn hóa, truyền thống và hiện đại giao thoa, tạo nên hình ảnh Thủ đô đa sắc màu.

Ông Camilo - du khách Hoa Kỳ, cho hay: “Tôi có tìm hiểu về sự kiện 70 năm Giải phóng Thủ đô. Thật kỳ diệu khi một thành phố từng bị tàn phá bởi chiến tranh giờ đây phát triển thành một đô thị hiện đại. Và Hà Nội có một bản sắc rất riêng, vừa hiện đại vừa cổ kính”.

Hà Nội hôm nay - một thành phố đã vượt qua bom đạn để vươn lên mạnh mẽ, là biểu tượng của hòa bình, của sự phát triển hiện đại nhưng những giá trị đặc biệt mà thành phố này đang gìn giữ qua lớp lớp thế hệ chưa bao giờ phai nhạt. Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình là một lời nhắc nhở rằng quá khứ và hiện tại luôn đan xen, là nền tảng dựng xây một Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.

Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.

Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.