Hà Nội tiêm phòng sởi diện rộng

Hà Nội đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi diện rộng trên địa bàn thành phố, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và cộng đồng.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Theo rà soát, toàn thành phố hiện có khoảng 70.000 đối tượng thuộc diện tiêm chủng là trẻ từ 1-5 tuổi và các nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi trên địa bàn thành phố chưa được tiêm đủ mũi theo quy định.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ cần được tiêm mũi vaccine sởi đầu tiên khi đủ 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại khi trẻ được 18 tháng.

Từ nay đến hết tháng 10 này, Sở Y tế Hà Nội thành lập ba đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã. Quan điểm chung các điểm tiêm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tiêm chủng cho các đối tượng.

Ông Bùi Văn Hào, Giám đốc CDC Hà Nội cho hay: "Trong quá trình triển khai tiêm phòng, chúng tôi cũng đã tổ chức rà soát tất cả các đối tượng trên địa bàn, kể cả những đối tượng vãng lai và đang sinh sống ở trên địa bàn để tổ chức tiêm trong chiến dịch lần này, đồng thời tổ chức tập huấn cho mạng lưới y tế 30 quận, huyện".

Hà Nội quyết tâm hoàn thành tiêm phòng sởi diện rộng đạt trên 95% vào ngày 30/10 và tiêm vét cho các đối tượng đến hết ngày 15/11/2024.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân.

Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đã xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại.

Đặc điểm để nhận biết bệnh sởi ở trẻ em là sốt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, nổi các vết phát ban dát đỏ lan theo thứ tự từ mặt đến tay chân và cả cơ thể.

Sởi là một bệnh lưu hành rộng, vì thế bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, cộng thêm mức độ lây lan của bệnh rất nhanh nên rất dễ bùng phát thành dịch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Sau 10 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, bệnh nhân Nguyễn Văn Thành, 53 tuổi, bị ngộ độc rượu nặng sau bữa liên hoan tại quận Long Biên đã được xuất viện.

Tai biến mạch máu não là vấn đề hay gặp và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.

Thay đổi thời tiết, nhất là trong mùa đông - xuân, trời lạnh đột ngột là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến đột quỵ não gia tăng. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tuần qua đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ não khi còn trẻ.

Bộ Y tế nhận định, năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm còn diễn biến phức tạp. Trong đó, sốt xuất huyết là thách thức y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu, bệnh sởi và một số bệnh dự phòng bằng vaccine tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc.

Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức Hội nghị công tác chỉ đạo tuyến và Hội nghị khoa học tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2024 nhằm đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo tuyến năm 2024, định hướng hoạt động trong năm 2025.

Sáng 26/12, Hội tim mạch Hà Nội và bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức hội nghị khoa học dược lâm sàng năm 2024 với chủ đề “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trên bệnh nhân Tim mạch - Chuyển hoá”, cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho các dược sĩ, bác sĩ.