Hà Nội tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm năm 2023 thành phố đã thực hiện và phát huy có hiệu quả chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, khẳng định bước chuyển mới thực chất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực vào duy trì sự ổn định vĩ mô và động lực tăng trưởng chung cho nền kinh tế đất nước.

Báo cáo tại Kỳ họp thứ XIV HĐND khóa XVI, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn, nêu rõ: được sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là phát huy vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp với nhận thức đầy đủ, tư duy sáng tạo, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; thực hiện công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố; công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong việc triển khai những việc khó như giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội được triển khai nhịp nhàng, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát năm 2023, trong đó: đã cơ bản hoàn thành 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 03 chỉ tiêu vượt kế hoạch, bao gồm; Giảm số hộ nghèo so với năm trước (đạt 34,4% - KH là 30%); Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý (đạt 30,9% - KH là 28,8%); Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm (130 trường công nhận mới, 270 trường công nhận lại – KH là 81 trường và 50 trường).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn

Kết quả nổi bật, năm 2023; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán, đảm bảo cho các khoản chi ngân sách: Tổng thu ước 400.421 tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20,0% so với năm 2022. Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 102.155,5 tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán đầu năm; trong đó: Chi đầu tư phát triển 48.600 tỷ đồng, đạt 103,5% dự toán đầu năm; Chi thường xuyên 53.482,9 tỷ đồng, đạt 95,9% dự toán đầu năm. Kim ngạch xuất, nhập khẩu suy giảm chủ yếu do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu giảm tại một số thị trường quan trọng: Ước năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,30 tỷ USD, tăng 1,0% (năm 2022 tăng 10,3%); Kim ngạch nhập khẩu đạt 44,17 tỷ USD, tăng 8,0% (năm 2022 tăng 11,6%).

Trước dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, UBND Thành phố đã trình HĐND Thành phố một số chỉ tiêu chủ yếu dự kiến trong năm 2024, có 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: GRDP tăng khoảng 6,5-7,0%; GRDP/người khoảng 160-162 triệu đồng; Vốn đầu tư thực hiện tăng 11,5%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5%; Kiểm soát chỉ số giá dưới 4%; Giảm 300-400 số hộ nghèo so với đầu năm 2024 Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thành phố tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và thu hút mọi nguồn lực và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tăng cường việc rà soát, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc, ách tắc, điểm nghẽn trong quá trình phát triển của Thành phố và đảm bảo nâng cao đời sống của cử tri, nhân dân.

Cũng trong phiên họp sáng nay, HĐND đã nghe báo cáo hoạt động HĐND thành phố; báo cáo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc về công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và những kiến nghị với HĐND và UBND Thành phố, báo cáo của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.

Chiều 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).

Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội vào lúc 15h30. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.