Hà Nội tìm cách gỡ khó cho các cụm công nghiệp

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Không ít địa phương có làng nghề đã có cụm công nghiệp nhưng chưa thể đưa vào hoạt động. Với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp vững mạnh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế Thủ đô, ngay từ đầu năm 2024, thành phố đã ban hành một kế hoạch riêng về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn, theo đó trong năm nay thành phố sẽ đầu tư mới 10 - 15 cụm công nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khoảng 15 - 20 cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa thể đưa vào hoạt động.

Hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thu hút các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Năm 2024, thành phố đã xây dựng một kế hoạch riêng về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp, gỡ khó cho các cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa thể đưa vào hoạt động, đồng thời đầu tư cho các cụm công nghiệp mới.

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề.

Gần 10 năm nay, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh ở làng nghề miến dong làng So, huyện Quốc Oai mong chờ cụm công nghiệp làng nghề Tân Hòa sớm được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động để di dời sản xuất ra cụm công nghiệp. Sản xuất trong khu dân cư, đường giao thông nhỏ hẹp nên việc vận chuyển gặp khó khăn, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng vì thế mà tăng theo.

Cụm công nghiệp làng nghề Tân Hòa có quy mô 12 ha ,nằm trên địa bàn huyện Quốc Oai, có quyết định đầu tư xây dựng từ năm 2019 để đáp ứng mong mỏi của những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. Thế nhưng, dự án đến nay vẫn “án binh bất động”, đất để cho cỏ mọc um tùm.

Lại có chuyện trái ngược. Cụm công nghiệp Phương Trung, huyện Thanh Oai, có quy mô 9,55 ha, được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ hệ thống phòng cháy, chữa cháy, trạm quan trắc xử lý nước thải… sẵn sàng tiếp nhận khoảng 40 doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 4 tháng đi vào hoạt động, mới có 7 doanh nghiệp làm hồ sơ xin thuê đất tại cụm do tâm lý ngại thay đổi phương thức hoạt động.

Hà Nội có thêm khu công nghiệp 300 ha tại Đông Anh được UBND thành phố trao giấy chứng nhận đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Hà Nội sắp có thêm khu công nghiệp 300 ha tại Đông Anh. UBND thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Với mục tiêu phát triển cụm công nghiệp vững mạnh, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế Thủ đô, ngay từ đầu năm 2024, thành phố ban hành một kế hoạch riêng về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Mục tiêu đặt ra là gỡ khó cho khoảng 15 - 20 cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa thể đưa vào hoạt động. Đồng thời, đầu tư mới 10 - 15 cụm công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.