Hà Nội -TP. Hồ Chí Minh hợp tác cùng phát triển
Dù là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức, nhưng chương trình gặp gỡ, trao đổi đã tạo dấu ấn ngay với tinh thần được Bí thư thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề cập , đó là ‘Nói và làm ngay, làm nhanh’ . Tinh thần nhanh và khẩn trương đó được thể hiện rõ nét bằng những trao đổi, thông tin cụ thể, những lời đề nghị, chia sẻ về phương pháp thực hiện trên thực tiễn.
Ví dụ trong lĩnh vực kinh tế, để đạt hiệu quả cao nhất, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nét tương đồng, kể cả về mặt thuận lợi và thách thức. Vậy điều gì có thể chia sẻ, học hỏi ngay hoặc cách làm nào cần thiết nhất đã được hai thành phố trao đổi rõ. Đề cập những vấn đề mang tầm vóc lớn, Bí thư thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh tới phát triển vai trò trung tâm của 2 địa phương trong liên kết vùng. Chỉ riêng điểm tương đồng này chính là lĩnh vực mà Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh có cả một không gian lớn để vừa tìm được tiếng nói chung trong chỉ đạo thực hiện, vừa sáng tạo trong cách làm.
'Trong này triển khai đường Vành đai 3, thì ngoài kia, Hà Nội đang thực hiện đường Vành đai 4. Đường sắt đô thị đã và đang được triển khai kết nối với các tỉnh. Qua đó cho thấy vai trò trung tâm của Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh, trong liên kết vùng.', Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.
Để duy trì việc trao đổi, thảo luận thường xuyên và cụ thể giữa hai địa phương, theo tinh thần thống nhất cao của Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau chương trình làm việc này sẽ giao cho lãnh đạo các cơ quan chức năng 2 thành phố, các địa phương trao đổi và thực thi với các hình thức phù hợp, hiệu quả. Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 – 2025, phương hướng những năm tiếp theo cũng thể hiện được tinh thần 'LÀM NGAY VÀ HIỆU QUẢ NGAY' với 10 nội dung trọng tâm gồm: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; Quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách; kinh tế, thương mại và xúc tiến, thu hút đầu tư; phát triển đô thị, bảo vệ môi trường; văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục và y tế; nông nghiệp và phát triển nông thôn; quốc phòng, an ninh; báo chí, tuyên truyền; các nội dung, hình thức hợp tác phù hợp khác trong quá trình thực hiện.
"Vùng xanh Hoàn Kiếm" là nỗ lực của Hà Nội trong hành trình 20 năm kiến tạo không gian sống xanh, bắt đầu từ phố đi bộ và hướng tới xây dựng vùng phát thải thấp LEZ, kỳ vọng mở ra tầm nhìn về một đô thị bền vững với giao thông sạch và môi trường trong lành. Đây là bước đi quan trọng nhằm cân bằng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Liên Chi hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 Nam sông Hồng thành phố Hà Nội (trực thuộc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972) vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sau hơn 8 tháng thi công và với tổng mức đầu tư gần 89 tỷ đồng, dự án vườn hoa hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được khánh thành vào dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô. Việc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng người dân tự ý mở bán hàng, quán, đảm bảo an ninh trật tự vẫn được lực lượng chức năng duy trì xử lý hàng ngày.
Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.
Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
0