Hà Nội, TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông Vận tải
Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 ban hành hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Theo đó, các địa phương sẽ hợp nhất Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng, dự kiến lấy tên là Sở Xây dựng và Giao thông. Những nơi có Sở Quy hoạch và Kiến trúc sẽ sáp nhập vào Sở Xây dựng và Giao thông.
Đối với địa phương đang có Sở Ngoại vụ, sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để chủ động quyết định phương án sáp nhập vào Văn phòng UBND cấp tỉnh, hoặc duy trì thì củng cố, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ban Chỉ đạo cũng hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính. Tên gọi dự kiến sau hợp nhất là Sở Kinh tế - Tài chính, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ hai sở trước khi hợp nhất.
Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ. Tên gọi sau hợp nhất là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông.
Sở Y tế sẽ tiếp nhận chức năng và bộ máy về bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em; tiếp nhận nhiệm vụ theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ của tỉnh sau khi kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận chức năng về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội chuyển sang. Sở Công Thương tiếp nhận nguyên trạng Cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường. Những nơi có Sở An toàn thực phẩm sẽ không duy trì, chuyển chức năng về Sở Y tế.
Đối với các địa phương đang có Ban Dân tộc sẽ thực hiện sắp xếp tương đồng với Uỷ ban Dân tộc – Tôn giáo (ở Trung ương) theo hướng đổi tên thành Ban Dân tộc – Tôn giáo. Các địa phương đang có Sở Du lịch chủ động hợp nhất với Sở Văn hóa Thể thao thành Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; nếu duy trì thì tinh gọn bên trong.
Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh vẫn duy trì, chỉ tinh gọn bên trong là Sở Tư pháp, Văn hóa Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa Thể thao với những địa phương duy trì Sở Du lịch), Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu tổng số sở thuộc UBND cấp tỉnh không quá 14; riêng Hà Nội và TP. HCM không quá 15.
Theo kế hoạch định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố ngày 6/12, dự kiến có 5 bộ và 3 cơ quan ngang bộ sẽ duy trì, chỉ tinh gọn bên trong. 14 bộ, cơ quan ngang bộ được sắp xếp và hợp nhất. Chính phủ sau khi tinh gọn sẽ có 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).
Từ lâu, nhân dân phường Định Công, quận Hoàng Mai vẫn duy trì hoạt động “Ngày cuối tuần xanh”, nhằm làm cho đường phố xanh - sạch - đẹp, hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với cộng đồng.
Trường hợp có yêu cầu đặc thù, Hà Nội và TP.HCM có thể xem xét, quyết định duy trì Sở Giao thông vận tải. Nếu Hà Nội và TP. HCM duy trì Sở Giao thông Vận tải thì có thể sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng.
Sáng ngày 19/12, liên ngành Công an - Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội - chính quyền địa phương đã thực hiện kế hoạch kiểm tra các dự án bãi xe theo quy hoạch, bãi xe trên đất dự án tại khu Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Tổ công tác liên ngành phát hiện nhiều vi phạm và đã đóng cửa một số bãi xe không phép.
Tối qua, 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Một vụ phóng hỏa xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân lại gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Chuyện gì đã xảy ra vào đêm qua tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng? Đối tượng châm lửa đã khai gì sau khi bị bắt?
Ngày 19/12, lãnh đạo chính phủ và TP Hà Nội đã kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy tại nhà số 258, đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm.
0