Hà Nội triển khai sáng kiến 'Mạng lưới các thành phố sáng tạo'

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 161 về thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2023.

Kế hoạch nhằm triển khai các nhiệm vụ cụ thể thực hiện các sáng kiến và cam kết của Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO, đồng thời thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân Thủ đô và quốc tế cùng tham gia, hỗ trợ Hà Nội xây dựng Thành phố sáng tạo.

 Thành phố Hà Nội tham gia với vai trò thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. (Ảnh minh hoạ) 

Theo đó, kế hoạch đã xác định rõ nhiều nhiệm vụ trọng tâm, như: Các hoạt động thành phố Hà Nội tham gia với vai trò thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO; xây dựng Báo cáo giám sát tư cách thành viên theo yêu cầu của UNESCO theo nhiệm kỳ vào năm 2023…

Đáng chú ý, về thực hiện các sáng kiến, chương trình của thành phố Hà Nội tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO, kế hoạch xác định rõ 6 sáng kiến, trong đó thực hiện 3 sáng kiến cấp độ địa phương (gồm: Kiến tạo Trung tâm Thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng và hỗ trợ các không gian sáng tạo tại Hà Nội; chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội) và 3 sáng kiến cấp độ quốc tế (gồm: Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội; tổ chức Diễn đàn mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO ở khu vực Đông Nam Á năm 2023; Mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ).

Để làm tốt các nhiệm vụ này, UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã bám sát các nội dung trong hồ sơ ứng cử của thành phố Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO, các cam kết và quy định của UNESCO, các nội dung hợp tác, thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và thực tế tại thành phố Hà Nội cùng các tỉnh, thành phố lớn trong các nước, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm phù hợp để triển khai thực hiện. 

Đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đề ra.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan, phân công cụ thể nội dung, trách nhiệm; quy định rõ chế độ thông tin báo cáo tiến độ trong quá trình thực hiện các nội dung nêu trên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, một cuộc trưng bày ý nghĩa với tên gọi “Tiếng vọng” được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, giới thiệu nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về văn hoá Đông Sơn hơn 2.000 năm trước.

Hành hương về Đền Hùng, trở về cội nguồn lịch sử là niềm mong mỏi, khát khao của nhiều thế hệ người Việt Nam. Sáng 18/4, tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, rất đông người dân và du khách tập trung, chờ đợi để được thắp nén nhang lên đền thờ Vua Tổ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sáng nay, Bảo tàng Hà Nội khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”, giới thiệu đến công chúng gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của dân tộc ta từ thời các vua Hùng, với nền Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ.

Hôm nay 18/4, tức 10/3 Âm lịch là ngày chính lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Ban quản lý Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày này. Ban tổ chức đã xây dựng phương án, kịch bản cụ thể để không xảy ra tình trạng quá tải.

“Ngày hội giao lưu văn hóa đa quốc gia” với nhiều hoạt động bổ ích và ý nghĩa đã diễn ra tại trường Đại học Hà Nội, đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho các lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại thủ đô Hà Nội.