Hà Nội triển khai tiêm liều vắc xin Covid-19 bổ sung và nhắc lại từ nay đến tháng 6-2022
Theo đó, để tăng cường miễn dịch phòng Covid-19 cho người dân, mục tiêu mà kế hoạch đề ra là trên 95% người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng đã được tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng Covid-19 hoặc người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V sẽ được tiêm 1 mũi bổ sung vắc xin phòng Covid-19.
Ngoài ra, trên 95% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc bổ sung sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 (ưu tiên tiêm trước cho người có tình trạng suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên và lực lượng tuyến đầu chống dịch).
Theo kế hoạch này, thời gian triển khai dự kiến từ tháng 12-2021 đến tháng 6-2022 theo tình hình dịch cũng như mức độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. Đối tượng triển khai là người từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi hoặc 3 mũi tùy loại vắc xin). Tuy nhiên, với từng mũi tiêm có những yêu cầu cụ thể:
Đối với liều tiêm liều bổ sung, loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến dưới 3 tháng.
Các nhóm đối tượng triển khai tiêm liều bổ sung: Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...); người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng vắc xin Sputnik V; ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên.
Đối với liều tiêm nhắc lại, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca). Khoảng cách giữa liều cơ bản hoặc bổ sung với liều nhắc lại là ít nhất 3 tháng.
Các nhóm đối tượng triển khai tiêm liều nhắc lại là: Người đã tiêm hoặc chưa tiêm liều bổ sung; người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.
Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản toàn diện ngành đường sắt. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.
So với quy định cũ, Nghị định 02 của Chính phủ quy định tăng tỷ lệ mức hưởng khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở cấp cơ bản không đúng cơ sở đăng ký ban đầu, không đúng quy định về chuyển người bệnh.
Các cơ sở đăng kiểm có trách nhiệm tra cứu cảnh báo phương tiện trên cả phần mềm của Cục Đăng kiểm Việt Nam và phần mềm của Cục Cảnh sát giao thông.
Sau khi Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính với nhiều lỗi khi tham gia giao thông có hiệu lực, xuất hiện tình trạng một bộ phận người vi phạm không đến giải quyết vụ việc, khiến nhiều bãi xe của lực lượng chức năng quá tải.
Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện, Cục Đăng kiểm và Cục Cảnh sát giao thông đang làm việc để liên thông, chia sẻ dữ liệu phương tiện vi phạm hành chính giữa hai đơn vị.
0