Hà Nội trong tôi

Gần 50 tác phẩm bằng chất liệu màu nước của nhiều họa sĩ đã được trưng bày tại ngôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, mang đến cho công chúng những góc nhìn về vẻ đẹp đời thường quen thuộc của Thủ đô.

Triển lãm tranh chủ đề “Hà Nội trong tôi” có sự tham gia của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên, đa số có tuổi đời khá trẻ, là những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hoặc đôi lần ghé qua rồi lưu lại ấn tượng về Hà Nội.

Theo các họa sĩ, Thủ đô Hà Nội từ lâu đã trở thành không gian khơi gợi cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tạo ở nhiều lĩnh vực, trong đó có hội họa. Những sắc màu và đường nét với chủ thể là cảnh quan, con người cùng những biến chuyển thiên nhiên, rung cảm sâu sắc của hồn người là điều ghi dấu ấn trong lòng công chúng.

Một tác phẩm vẽ về người Hà Nội và khung cảnh chợ ngày xưa.

Hoạ sĩ Nguyễn Phương chia sẻ: "Tôi mang đến 8 tác phẩm, đó là những câu chuyện nhỏ về Hà Nội của tôi. Ví dụ như một bức tranh tôi vẽ về chiếc xe đạp cũ của mẹ, đó là mỗi ngày ngày xưa khi mỗi lần chờ mẹ đi làm về, một sự chờ đợi của trẻ con mong mẹ sẽ mang đồ ăn, mang nhiều thứ về. Chiếc xe đạp này trước đây mẹ tôi sử dụng để đi chợ và chiếc xe chở hoa hồng là tình yêu, và những chú chim sẻ tượng trưng cho những điều gì rất thanh bình".

Hoạ sĩ Bùi Hải Dương cho hay: "Mỗi một họa sĩ đến đây mang đến một câu chuyện về Hà Nội. Với tôi thì tôi mang đến câu chuyện về mùa của Hà Nội: Xuân, Hạ, Thu, Đông và bức tranh mà tôi vẽ là về mùa đông ở Hà Nội. Đây là một mùa rất đặc trưng mà thường thì người ta sẽ nghĩ đến mùa đông là mùa u ám, ảm đạm, nhưng mà với tôi mùa đông của Hà Nội có màu tím rất là trong trẻo và bình yên".

Màu nước là một chất liệu đặc biệt, thuộc tính cơ bản của chất liệu này như tính trong suốt, nhẹ nhàng, nhất là sự thuần khiết và cường độ của các chất màu dường như hoàn toàn phù hợp để khắc họa một Hà Nội trong dòng thời gian.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.