Hà Nội: Tưởng niệm ngày hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn

Sáng 27/11, huyện Ba Vì tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn và khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ.

Tham dự buổi Lễ dâng hương có Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng.

Lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn và khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ. 

Trong tâm thức dân gian của người dân xứ Đoài, đặc biệt là ở vùng núi Tản Ba Vì, núi Ba Vì là ngọn “chủ sơn” của nước Việt, là nơi phát tích của truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, về Đức Thánh Tản – Vị thần đứng đầu hàng “Tứ bất tử” trong thần điện Việt. 

Đọc diễn văn tưởng niệm niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên Sơn, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, Thánh Tản sinh nhằm ngày Rằm tháng Giêng, hóa Thánh vào ngày mùng 6 tháng Mười Một tại đỉnh núi Tản Viên, sau này Nhân dân lập đền thờ tại di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Thượng.

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ.

“Trải qua hàng ngàn đời, việc thờ cúng, tế lễ để tưởng nhớ Đức Thánh Tản Viên Sơn đã ăn sâu vào đời sống Nhân dân, vào những ngày này, Nhân dân các dân tộc khu vực núi Ba Vì thường tổ chức lễ hội, lễ dâng hương, dâng các sản vật do chính người dân làm ra lên Đức Thánh để tri ân công đức của Ngài và cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhân cường, vật thịnh, dân sinh ấm no, gia đình hạnh phúc” – ông Đỗ Mạnh Hưng nhấn mạnh.

Cũng tại buổi lễ dâng hương, huyện Ba Vì đã khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ. Di tích lịch sử văn hoá đền Hạ nằm dưới chân núi Tản Viên, bên Sông Đà thuộc địa phận xã Thủ Pháp xưa (nay là xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội). Đền Hạ được xây dựng từ lâu và được trùng tu sửa chữa qua các triều đại Lý, Trần, Lê.

Các đại biểu dâng hương tại di tích lịch sử văn hoá đền Hạ.

Từ năm 2013, di tích lịch sử văn hoá đền Hạ từng bước được mở rộng, đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình. Năm 2021, huyện Ba Vì chọn Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Hạ làm công trình chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập huyện, khởi công ngày 4/12/2021 gồm các hạng mục được phê duyệt với tổng dự toán đầu tư là 29 tỷ 960 triệu đồng gồm Nhà mẫu, nhà tả hữu vu, nhà bia, nhà hòm đòn, nhà khách, nghi môn nội và điều chỉnh bổ sung bờ kè, bình phong, bãi xe, nhà dịch vụ, đồng thời Dự án được các cơ quan, DN, cá nhân phát tâm công đức xã hội hóa động ngũ dinh, hệ thống tượng, đồ thờ và hệ thống cây xanh.

“Mặc dù công trình gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát, có thời điểm công trình không thể thi công được do yêu cầu về giãn cách xã hội, ảnh hưởng bởi thời tiết… công trình đã hoàn thành vượt tiến độ và kế hoạch đề ra, đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc truyền thống, kỹ thuật, mỹ thuật và giá trị văn hóa - lịch sử của di tích, tạo nên tổng thể không gian văn hóa biểu tượng của niềm tự hào quê hương Ba Vì” -Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết thêm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa hè đã đến, tình trạng mất an toàn thực phẩm trước các cổng trường học dù đã được cơ quan chức năng chấn chỉnh, nhưng vẫn diễn ra phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, học sinh và trách nhiệm kinh doanh, lương tâm của những người bán hàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi đến trường.

Sáng 14/5, Quốc Oai tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện lần thứ 21, nhiệm kì 2024 - 2029.

Tình trạng rác thải bừa bãi bốc mùi xú uế tại ngõ 252 phố Ngọc Thụy đã diễn ra lâu ngày, hiện vẫn chưa được xử lý.

Do sự buông lỏng quản lý, công viên Hồ Cần thuộc phường Vĩnh Tuy hiện đang bị các hộ dân lấn chiếm để mở quán bán hàng, trồng rau hay đổ rác, gây mất vệ sinh môi trường và làm xấu cảnh quan đô thị.

Với gần 200 cuộc ra quân trong hơn một năm hoạt động, nhóm Hà Nội Xanh đã trả lại màu xanh cho gần 100 con sông tại Hà Nội. Dự án không chỉ hướng tới một Hà Nội "xanh, sạch, đẹp", mà còn lan tỏa thông điệp “chúng ta hãy chung tay tạo một môi trường lành mạnh, đáng sống”.

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó của vùng Bưởi xưa tại địa chỉ số 189, phố Trích Sài (phường Bưởi, quận Tây Hồ).