Hà Nội và Bắc Bộ mưa to, lũ quét ở miền núi

Cơ quan khí tượng cho biết, ngày 21/8, khu vực Hà Nội, Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to, có nơi trên 70mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét sạt lở ở Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai.

Ngày và đêm 21/8, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to  với lượng mưa phổ biến 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 80mm (mưa tập trung vào chiều và tối). Từ ngày 22/8, mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng giảm dần..

Mưa dông và mưa lớn cục bộ ở khu vực Bắc Bộ, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

Lũ quét sạt lở ở Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai 

Trong 6 giờ tới, tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Nguy cơ cao xảy ra  lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên đặc biệt các huyện:

- Lai Châu: Sìn Hồ, Tân Uyên, Mường Tè, Nậm Nhùn.

- Điện Biên: Mường nhé.

- Lào Cai: Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát.

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế-xã hội.

Mưa dông, sóng lớn trên biển

Ngày và đêm 21/8, ở khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác.

Vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao 2,0-3,0m, có lúc trên 3,0m trong mưa dông.

Ngày và đêm 22/8, vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao 2,0-3,0m, có lúc trên 3,0m trong mưa dông.

Nắng nóng từ Quảng Bình đến Phú Yên

Ngày 21-22/8, ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.

Cảnh báo, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 23-24/8.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.  

Lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2024. Theo kế hoạch này, Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia (bao gồm lĩnh vực thoát nước).

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án đi qua.

Ngày 8/5, lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tại các địa phương, đơn vị.

Theo quyết định của Thủ tướng, những năm gần đây, Hà Nội đã giảm dần khai thác nước ngầm theo lộ trình đến năm 2025 - 2030. Bù lại, sẽ tăng sử dụng nước mặt các con sông.

Tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải phức tạp trở lại. Vi phạm diễn ra chủ yếu tại các tuyến đường đê, đường quốc lộ, tỉnh lộ. Để tránh bị kiểm soát, nhiều phương tiện đã đi đường vòng hoặc hoạt động vào đêm tối muộn.

Dự báo trong tháng 5/2024, Hà Nội sẽ có hơn 90.700 ô tô đến hạn kiểm định, nhưng các trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 74 - 87% nhu cầu. Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang dần hiện hữu tại các thành phố lớn.