Hà Nội và mục tiêu trở thành kinh đô sáng tạo khu vực Đông Nam Á | Hà Nội tin mỗi chiều
Hơn 100 hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội, hơn 1.000 tác phẩm sáng tạo làm nên một "bữa tiệc" nhiều màu sắc cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo”. Tất cả các hoạt động lễ hội đều hướng tới cộng đồng và mở cửa cho tất cả mọi người. Có đến 35 triển lãm và trưng bày; 21 hoạt động cộng đồng; 19 hoạt động trình diễn, biểu diễn và hội chợ được tổ chức trên tuyến. Với quy mô lớn, lần đầu tiên được tổ chức thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 có thể xem là một giải pháp kích hoạt tiềm năng sáng tạo trong cộng đồng. Lễ hội năm nay tập trung vào ba trụ cột: Thiết kế - Cộng đồng - Sáng tạo. Lễ hội sẽ diễn ra cho tới ngày 17/11.
Hơn 3 vạn du khách đã tham gia các hoạt động của. Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội chỉ trong hai ngày đầu. Đây là thông tin từ Ban Tổ chức lễ hội cung cấp trên trang thông tin chính thức. Một con số đáng mừng, minh chứng cho thấy rất rõ người dân và du khách thực sự quan tâm tới các hoạt động sáng tạo.
Cho những ai chưa biết, ngày 30/10/2019, thành phố Hà Nội cùng 66 thành phố trên thế giới được công nhận là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được coi là bước tiến thuận lợi cho Thủ đô, điều kiện thuận lợi phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, chính trị, trong đó trọng tâm là nguồn lực văn hóa và giáo dục của Thủ đô; góp phần quan trọng trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh cũng như gia tăng cơ hội hợp tác trên mọi lĩnh vực sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững.
Nếu nhìn vào thực tiễn, chúng ta thấy rất rõ thực ra thiết kế sáng tạo hay các không gian văn hóa sáng tạo không hề xa lạ với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. “Vấn đề là phải chuyển hóa được nguồn lực mềm ấy thành sức mạnh mềm văn hóa. Đó cũng là nhiệm vụ đặt ra sau khi Hà Nội được công nhận là Thành phố sáng tạo” – Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã nhấn mạnh điều này trên Tạp chí Cộng sản.
Trăn trở của lãnh đạo thành phố là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, nếu xét về điều kiện sẵn có, Hà Nội của chúng ta đã không hề “ngủ quên” trên những giá trị truyền thống - như cách ví von của một chuyên gia văn hóa sáng tạo người Đức cho rằng Hà Nội là: “Dragon is sleeping” (Rồng đang ngủ), mà đã và đang tiếp tục sáng tạo, đổi mới.
Lợi thế của Hà Nội thì rất nhiều nhưng nếu chỉ dựa vào lợi thế sẵn có thì là chưa đủ.
Thực ra không cần phải đợi đến Lễ hội Thiết kế Sáng tạo mới thấy Hà Nội hôm nay là thành phố năng động ở khu vực mà trong mỗi nhịp thở hằng ngày, sự sáng tạo cũng cần được khích lệ, động viên, thúc đẩy. Để xây dựng thành phố sáng tạo, nhất định phải có những công dân sáng tạo và dĩ nhiên, người dân cả nước không nằm ngoài cuộc.
Nhìn ra thế giới, cho đến nay, nhiều thành phố sáng tạo lớn ở châu Âu, châu Á cũng đã tìm kiếm con đường hình thành “thương hiệu” riêng và hiện đã trở thành điểm đến cả về văn hóa, điện ảnh và du lịch, như Cannes, Berlin, Venice, Florence, Seoul, Kobe, Singapore, Sydney… Đằng sau việc trở thành một điểm đến văn hóa như vậy, có những mối lợi khổng lồ về nhiều mặt mà các thành phố văn hóa này đem lại cho đất nước và người dân.
“Mục tiêu lớn của Hà Nội trong tương lai gần là sẽ trở thành Kinh đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, góp phần đưa Thủ đô Hà Nội trở thành một trong những điểm sáng văn hóa của khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các thành phố khác của Việt Nam, như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế,… tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của mạng lưới” – Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh quyết tâm của Hà Nội trong thời gian tới.
Tất nhiên để làm được điều này, Hà Nội cần thực hiện nhiều việc. Thế nhưng, hãy tin vào quyết tâm này bởi đơn giản: chúng ta yêu Hà Nội. Mỗi ngày được sáng tạo trong công việc, mỗi ngày được góp phần làm đẹp cho thành phố này là một niềm hạnh phúc. Còn gì tuyệt vời hơn khi thấy Thủ đô ta lớn mạnh từng ngày, bạn nhỉ?
Giá gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ giảm trên thị trường châu Á trong tuần qua; Hà Nội: Xử lý nghiêm cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông; Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza; Lật phà ở Congo, khoảng 140 người thiệt mạng và mất tích;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời, Bảo tàng còn có giá trị giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống, thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ. Vì vậy cần có những cách để mọi người khi đến Hà Nội là nghĩ cần phải đi bảo tàng.
Từ những phiến đá thô sơ cho đến những công trình vững chãi, không chỉ là câu chuyện về một vật liệu thiên nhiên mà còn là hành trình tìm lại những ký ức, những dấu ấn của quá khứ còn vương vấn trên từng viên đá lỗ chỗ, từng ngôi nhà mang dấu tích của thời gian. Đó là đá ong, lặng thầm gắn bó với con người Hà Nội suốt hàng trăm năm qua.
Khi bước sang tuổi già, người cao tuổi không thể lao động và mọi khoản chi tiêu đều phụ thuộc vào lương hưu.
Nem lụi hay còn gọi là nem nướng, là một đặc sản quen thuộc của ẩm thực Việt. Thế nhưng nhà máy sản xuất nem nướng lớn nhất thế giới lại được đặt ở Udon Thani – một tỉnh phía Đông Bắc Thái Lan có đông người Việt Nam sinh sống, do một doanh nhân gốc Việt làm chủ.
Quân đội nhân dân Việt Nam - Điểm tựa vững chắc của nhân dân; Nhiều loại khí tài hiện đại tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế; Phát huy tiềm năng dược liệu Việt Nam; Tổng thống Mỹ ký luật tránh đóng cửa chính phủ;... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
0