Hà Nội vận hành thương mại đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều

Nhiều người Hà Nội và du khách giờ đây đã dần quen với việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng, trong đó có đường sắt trên cao. Sáng 9/11, Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đã diễn ra.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Đây là một trong những công trình gắn biển chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sau Lễ vận hành và gắn biển công trình, tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Trước đó, vào ngày 8/8, đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao từ Nhổn - Ga S8 Cầu Giấy dài 8,5 km đã chính thức vận hành phục vụ hành khách. Với tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tuyến metro này có khả năng vận chuyển hơn 500.000 lượt hành khách mỗi ngày đêm, theo tính toán của đơn vị vận hành.

Thật mừng vì ít nhất, ở các trục đường tập trung nhiều học sinh, sinh viên, dân cư với mật độ cao, người dân đã có thể di chuyển dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng phương tiện cá nhân. Cái được của đường sắt trên cao thấy rõ nhất là giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm, hạn chế phương tiện cá nhân và giúp mục tiêu xanh hoá giao thông của thành phố trở nên khả thi hơn. Vậy thì không có lý do gì để chúng ta trì hoãn việc thay đổi dần thói quen sử dụng phương tiện cá nhân trong việc tham gia giao thông hằng ngày.

Nhiều người dân khi đi du lịch ở các quốc gia khác nói rằng, trải nghiệm của họ với đường sắt đô thị ở Hà Nội cũng không khác gì Trung Quốc, Thái Lan. Tôi nghĩ điều này đúng vì nếu nhìn vào sự thật, Việt Nam phát triển đường sắt đô thị chậm hơn các nước ASEAN khoảng 30 - 40 năm nên rất có thể, đó là lợi thế lớn để chúng ta học tập nhiều kinh nghiệm thành công và thất bại từ các thành phố lân cận.

Có thể lấy Bangkok làm ví dụ: từ những năm 1990, Bangkok đã vấp phải thất bại của dự án đường sắt đô thị Hopewell nối trung tâm đô thị này với sân bay Don Muang. Đến nay dự án vẫn trơ ra hàng ngàn cột bê tông dang dở từ 1998. Sau năm 2000, Thái Lan đã nhanh chóng đổi mới quy trình nhập khẩu bằng mô hình tự lực và sau 30 năm đã có hơn 200 km đường sắt đô thị ngầm nổi vận hành và hàng trăm km đang tiếp tục thi công với sự chủ động từ quy hoạch, thiết kế thi công, tập hợp vốn đầu tư xây dựng, đào tạo nhân lực và cả trung tâm nghiên cứu thử nghiệm an toàn quy mô hàng trăm ha tại trung tâm thủ đô.

“Thay vì đầu tư 40.577 tỷ đồng cho 8 km đường sắt đô thị đi ngầm, Hà Nội có thể xây dựng 167 km đường trên cao hai làn xe. Lồng ghép với dự án chuyển đổi xe bus chạy xăng dầu sang chạy điện/ CNG, mạng lưới giao thông công cộng Hà Nội sẽ có hàng ngàn xe bus xanh, chuyên chở hàng triệu người đi lại nhanh chóng trên tuyến đường dài gấp 8 lần tổng chiều dài đường sắt đô thị hiện tại. Làm được như vậy chắc chắn cục diện giao thông công cộng và giao thông đô thị Hà Nội sẽ được cải thiện đáng kể” – ông Trần Huy Ánh (Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội) đã chia sẻ như vậy trên một tờ báo về kỳ vọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông của thành phố.

Đặt ra mục tiêu thực hiện 550km đường sắt đô thị với khái toán hơn 50 tỷ USD, trong 20 năm qua Hà Nội nỗ lực có 20 km đường sắt. Có thể coi đây là một điều may mắn hơn là lo lắng, bởi chúng ta có thể lấy ngay những bài học, kinh nghiệm thực tế của 20 km đường sắt đô thị đầu tiên này từ đó soi chiếu 4 km ngầm sắp tới đi từ Cầu Giấy tới ga Hà Nội và 8 km ngầm tiếp theo nối ga Hà Nội với Hoàng Mai như ông Trần Huy Ánh đã nêu ở trên.

Thêm một tin vui nữa khi mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã xem xét thông qua đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đây được đánh giá là đề án quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Vậy là hy vọng về việc giảm ô nhiễm môi trường từ những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu thân thiện với môi trường, đường xá thông thoáng hơn trong tương lai có thể sẽ không quá xa vời. Hãy cùng thay đổi thói quen sử dụng phương tiện vận tải sẽ là một cách để chúng ta thấy rõ sự tối ưu của những loại hình vận tải công cộng.

Chẳng phải trước đây, khi nhắc đến thanh âm trên đường phố Hà Nội, người ta từng một thời ấn tượng với tiếng tàu điện leng keng, tiếng xe đạp kêu hay sao? Vậy thì giờ đây, sẽ là âm thanh của nhịp sống giao thông hiện đại chứ không phải là tiếng bóp còi inh ỏi, tiếng động cơ ồn ào!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định giao hơn 70.500 m² đất cho quận Long Biên để thực hiện dự án xây dựng công viên, hồ nước, mở ra một không gian xanh cho người dân khu vực.

Điều chỉnh tổ chức giao thông quanh khu vực Lăng Bác; Tổ chức lại giao thông khu vực nút giao Kim Mã; 4.400 biển báo giao thông bất cập đã được xử lý;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố quản lý được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.

Thời qian qua, chương trình phòng chống lao thành phố đã phát huy hiệu quả, tỷ lệ hiện mắc trên 100.000 dân thấp hơn tỉ lệ chung toàn quốc. Tuy nhiên, theo ước tính của Chương trình Chống lao Quốc gia, còn khoảng 40% người bệnh lao ở cộng đồng chưa được phát hiện.

Làng Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề dát quỳ vàng, bạc trên đồ gỗ, là một trong những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Nghề dát vàng ở đây không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà còn yêu cầu kỹ thuật cao, trải qua nhiều công đoạn phức tạp.

Pháp là quốc gia đi đầu trong xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, kết nối Paris với các vùng phụ cận. Đây cũng là đối tác quan trọng với Việt Nam trong nhiều dự án phát triển bền vững, trong đó có giao thông. Tuyến metro số 3 Nhổn- ga Hà Nội là một trong những dự án quan trọng mà Việt Nam hợp tác với Pháp.