Hà Nội vẫn rét đậm, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo nóng

Trước diễn biến thời tiết rét đậm, rét hại những ngày gần đây, ngày 24/1, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã có chỉ đạo nóng để đảm bảo chất lượng giáo dục và sức khỏe cho các em học sinh.

Ngày 24/01, nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội là tiếp tục xuống thấp dưới 10 độ C. Căn cứ quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhiều trường học đã cho học sinh nghỉ ở nhà tránh rét. Bên cạnh đó, để đảm bảo không bị ngắt quãng chương trình học trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiều trường đã tính đến một số phương án dự phòng.

Trước diễn biến thời tiết phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục những ngày gần đây, chiều ngày 24/1, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã có chỉ đạo nóng để đảm bảo chất lượng giáo dục và sức khỏe cho các em học sinh.

Trả lời phỏng vấn của Đài Hà Nội, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: "Nhiệt độ xuống thấp, mưa rét đã ảnh hưởng nhiều đến các em học sinh. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có chỉ đạo tới các trường linh hoạt trong việc dạy học. Theo quy định của ngành, nếu dưới 10 độ C, khối Tiểu học và khối mầm non sẽ được nghỉ học, dưới 7 độ C thì học sinh THCS sẽ được nghỉ học. Trong bối cảnh rét đậm, rét hại hiện nay, với nhu cầu của một số phụ huynh muốn con em vẫn tiếp tục được đến trường, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục linh hoạt giờ giấc, đảm bảo cơ sở vật chất đủ ấm, bếp ăn bán trú luôn được nóng sốt để đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh. Nếu như phụ huynh, các em học sinh có nhu cầu, nhà trường vẫn sẽ tổ chức đón các em đến học tại trường. Bên cạnh đó, nếu như các em không thể đến trường do trời lạnh, các thầy cô tại một số điểm trường cũng sẽ lên kế hoạch học bù; một số trường khác tổ chức học trực tuyến, nhằm giúp các em đảm bảo khung chương trình của năm học".
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Bên cạnh đó, để các trường thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho học sinh khi đến trường, ngành giáo dục và  y tế  cũng đã kết hợp đưa ra các khuyến cáo tới các em học sinh, phụ huynh. Đặc biệt, thông qua ban giám hiệu, các thầy giáo và các thầy cô giáo, đưa ra các thông báo, tư vấn cho các em học sinh thông qua tin nhắn và các trang web của nhà trường. Đồng thời, Sở Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chỉ đạo các trường hạn chế các sinh hoạt ngoài trời cho các em học sinh; không nhất thiết phải mặc đồng phục trong những ngày rét đậm, rét hại. Học sinh cần được mặc đủ ấm để đảm bảo sức khỏe. Song song với đó, phụ huynh cần quan tâm, nhắc nhở, đảm bảo các con luôn được mặc ấm, đi lại an toàn,

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.