Hà Nội vươn mình đi lên trong thời đại mới

Trong suốt con đường hình thành và phát triển hàng ngàn năm của Hà Nội, ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) được ghi nhận là mốc son lịch sử, bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 69 năm với bao thăng trầm của lịch sử, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô đã anh dũng chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm, luôn biết tranh thủ thời cơ, vận hội, vượt qua khó khăn, thách thức để đổi mới và phát triển.

69 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng ngàn năm lịch sử, nhưng kể từ mùa Thu năm 1954 đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến, tinh thần quả cảm được hun đúc qua hai cuộc kháng chiến, khát vọng vươn lên vẫn luôn là nền tảng vững chắc góp phần tạo ra thế và lực để Hà Nội có bước chuyển mình mạnh mẽ.

Nhìn từ Hà Nội hôm nay có thể thấy, kinh đô xưa, Thủ đô hôm nay vẫn lưu giữ những hình ảnh rất đỗi thân quen, vẫn là một Thăng Long - Hà Nội với những phố phường cổ kính, nếp sống đậm chất Tràng An, nhưng cũng đang bừng sáng lên với một tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển Thủ đô, Hà Nội cần có những xung lực mới. Theo đó, Nghị quyết Đại hội 17 (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố nhanh chóng được triển khai sâu rộng với 5 định hướng lớn, 3 khâu đột phá, 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025.

Trong đó hướng đến mục tiêu, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa; GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.  Sau 3 năm triển khai Nghị quyết Đại hội 17 một cách chủ động, bài bản, nghiêm túc, sáng tạo, bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô đã khởi sắc, diện mạo đô thị xanh, sạch, đẹp hơn. Hà Nội đang trở thành thành phố đáng sống. 

Minh chứng rõ nét nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, hoạt động thương mại toàn cầu suy giảm, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về đầu ra, thị trường xuất khẩu, nhưng kinh tế Thủ đô vẫn giữ được sự ổn định, tăng trưởng cao.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, Hà Nội tăng trưởng GRDP  đạt 6,08%,  thu hút 2.526 triệu USD vốn FDI – cao nhất cả nước. Điểm đáng chú ý đó là trong tháng 9, du lịch Thủ đô đã đón được 1,65 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng hơn 7,76 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Hơn bao giờ hết, Hà Nội luôn mang "khát vọng hóa rồng" với dáng vóc của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, ngang tầm khu vực. Từ hiện tại nhìn về quá khứ có thể thấy rõ, càng trong hoàn cảnh khó khăn, Hà Nội càng phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, ý chí quật cường được hun đúc từ lịch sử. Đây chính là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ giúp Hà Nội không chùn bước trước mọi khó khăn.

Hà Nội với vai trò là Thủ đô, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nước sẽ luôn phát huy được bản lĩnh, khí phách của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với các giải pháp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm đã được thành phố xác định, cùng sự đồng lòng đoàn kết của cả hệ thống chính trị và người dân, Thủ đô sẽ có sức bật mới, tạo tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, phát triển kinh tế, xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo, góp phần xây dựng Hà Nội văn minh, giàu đẹp, xứng tầm là Thủ đô, trái tim của cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Thủ đô (sửa đổi) và hai quy hoạch đã được thành phố chuẩn bị công phu, đồng bộ để trình Quốc hội thông qua. Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc sáng nay (17/5) của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội với Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Sáng 17/5, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị, sản phẩm công nghiệp và công nghệ, năng lượng xanh (Triển lãm Vinamac Expo 2024) được khai mạc tại Hà Nội.

Trên địa bàn huyện Thanh Oai hiện có 266 di tích, bao gồm 92 ngôi chùa, 16 nhà thờ, số còn lại là các đình, đền... Làm sao để công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử này được hiệu quả là nội dung chính tại phiên họp giải trình của HĐND huyện Thanh Oai chiều 16/5.

Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố vừa có Công văn số 297/BTĐ-NV1 về việc đăng tải thông tin đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Sáng 16/5, Sở Khoa học và Công Nghệ Hà Nội đã tổ chức triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024 tại khu liên cơ 258 Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.

Để đảm bảo phòng chống lụt bão mùa mưa sắp tới, UBND quận Ba Đình đã ra quân giải tỏa khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá, góp phần bảo vệ hành lang đê điều, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.