Hà Nội 'xanh' hóa xe buýt

Trong nhiều năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Trong đó, xe buýt giữ vai trò quan trọng nhằm thay thế dần xe cá nhân, hạn chế ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xuất phát từ khí thải phương tiện.

Để phát triển số lượng xe buýt vừa bảo đảm phục vụ vận tải hành khách công cộng, vừa bảo vệ môi trường, hạn chế khí thải là vấn đề đang được cả nhân dân và chính quyền Hà Nội đặc biệt quan tâm. Do đó, nhiệm vụ phát triển loại hình xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường là mục tiêu cấp thiết, cần được tạo điều kiện hết mức để nhân rộng.

Để khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, thành phố đang “xanh hóa” phương tiện giao thông công cộng.

Xây dựng giao thông xanh, phương tiện thân thiện với môi trường là giải pháp mà thành phố Hà Nội đang hướng tới nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Để khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, thành phố cũng đang “xanh hóa” phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt.

Chị Lê Thị Thanh – quận Long Biên chia sẻ: “Người dân chúng tôi mong mỏi thành phố sẽ có nhiều tuyến xe buýt bằng điện để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường".

Với 142 xe buýt điện và 139 xe buýt sử dụng khí thiên nhiên nén CNG, theo thống kê của các chuyên gia, sau hai năm triển khai, số lượng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đã giúp giảm 32 triệu kg CO2 tương đương 1,4 cây xanh được trồng mới.

Với mục tiêu “xanh hóa” giao thông công cộng, vài năm trở lại đây, Hà Nội đang thực hiện từng bước, cụ thể hóa mục tiêu, trong đó kế hoạch sử dụng xe buýt điện để thay thế hàng loạt tuyến xe buýt truyền thống.

Hiệu quả là thấy rõ, thành phố Hà Nội đang xây dựng đề án chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh, trong đó, đẩy mạnh phát triển xe buýt điện cũng đang được các ngành chức năng tính toán kỹ lưỡng.

Mặc dù được xác định là xu hướng tất yếu, thế nhưng quá trình chuyển đổi sang sử dụng xe buýt điện tại Thủ đô Hà Nội vẫn còn những khó khăn nhất định. Điển hình như chi phí đầu tư phương tiện xanh cao từ 2 - 3 lần so với xe buýt truyền thống sử dụng diesel. Bên cạnh đó là nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến trạm sạc điện, hệ thống trạm biến áp, nguồn cấp điện, hệ thống điều khiển. Các doanh nghiệp mong muốn sớm được tháo gỡ.

Với mục tiêu “xanh hóa” giao thông công cộng, vài năm trở lại đây, Hà Nội đang thực hiện từng bước, cụ thể hóa mục tiêu, trong đó kế hoạch sử dụng xe buýt điện để thay thế hàng loạt tuyến xe buýt truyền thống. Quyết tâm “xanh hóa” giao thông công cộng của thành phố Hà Nội được cho là phù hợp với Quyết định số 876 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải. Trong đó nêu rõ, cam kết quốc tế của chính phủ nước ta là đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.