Hà Nội xây dựng các tour du lịch nghệ thuật làng nghề
Phúc Am là làng nổi tiếng với việc sản xuất vàng mã và đồ lễ gắn liền với văn hóa tâm linh và tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, đặc biệt là hàng mã đẹp và tinh xảo phục vụ cho thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2016).
Làng nghề sơn mài Hạ Thái đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm nay. Ở đây, mọi công đoạn từ vật liệu thô đến tinh xảo đều được làm thủ công, sơn cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên, để tạo ra những sản phẩm có độ bền cao và màu sắc bắt mắt. Năm 2020, Hạ Thái chính thức được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề. Song du khách đến làng vẫn mang tính tự phát, không có lịch trình trước.
Anh Tạ Anh Dũng, làng sơn mài Hạ Thái, cho hay: “Trước đây khách đến làng nghề khá nhỏ lẻ và thưa thớt, ngoài ra các đoàn có thể đông người nhưng đến bất chợt nên việc tiếp đón không được chu đáo. Nếu có sự hẹn trước của các tour du lịch thì tốt hơn, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng hơn”.
Lâu nay, các công ty du lịch inbound (đón khách quốc tế) vẫn loay hoay tìm kiếm các chương trình city tour (tour tham quan thành phố, thường đi trong ngày) hấp dẫn. Việc đưa các làng nghề mang tính nghệ thuật cao ở Thường Tín, với vị trí địa lý không quá xa trung tâm Hà Nội, vào lịch trình là để quảng bá, phát triển tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội".
Ông Phùng Quang Thắng - Phó Chủ tịch thường trực Liên chi Hội Lữ hành Việt Nam, cho hay: “Những sản phẩm làng nghề mang hơi thở của nghệ thuật đều mang một sức hút lớn đối với khách du lịch quốc tế. Do vậy, chúng tôi muốn đưa ra một chương trình du lịch có từ ‘nghệ thuật’vào trong đó”.
Tại sự kiện giới thiệu sản phẩm tour nghệ thuật Duyên Thái, các đơn vị chuyên đón khách quốc tế đều nhận định đây sẽ là sản phẩm rất hấp dẫn với du khách quốc tế. Song, ngoài hoạt động sản xuất hàng ngày phục vụ khách tham quan trực tiếp, tại làng nghề cần tạo ra những sự kiện, chương trình trình diễn sản phẩm mang tính định kỳ, chẳng hạn một tuần một lần, để thuận tiện cho các đơn vị lữ hành trong việc xây dựng sản phẩm tour và đưa khách đến.
Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.
Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.
Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.
0