Hà Nội xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh, Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là Đảng bộ lớn nhất cả nước. Thực tiễn phong phú, sinh động về hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội của Thủ đô không chỉ là chất liệu hình thành từ đường lối đổi mới của Đảng mà còn là nơi kiểm nghiệm rõ nét tính đúng đắn, hiệu quả của đường lối đổi mới. Do đó, những thuận lợi và khó khăn của đất nước trong quá trình đổi mới nói chung, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng cũng chính là thuận lợi, khó khăn đặt ra với Hà Nội. Những nội dung này sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận của Đảng về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phục vụ tổng kết 40 năm đổi mới và xây dựng văn kiện Đại hội 14 của Đảng.
Báo cáo do Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến trình bày khẳng định: Đảng bộ thành phố luôn coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nghị quyết Đại hội được cụ thể hoá bằng các chương trình công tác lớn triển khai hiệu quả. Thành ủy Hà Nội thường xuyên coi trọng việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là việc sắp xếp, củng cố tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Hà Nội cũng là địa phương sớm nhất cả nước thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng.
Trao đổi thêm về các vấn đề Đoàn quan tâm, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thành ủy Hà Nội đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo vừa bảo đảm toàn diện, vừa sâu sát, cụ thể. Đây là nhân tố quyết định giúp thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị thường xuyên và đột xuất. Thành ủy cũng tập trung lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm là những vấn đề cấp thiết, cấp bách đáp ứng yêu cầu của nhân dân, giải quyết những vướng mắc, tồn đọng. Đồng thời, với tư duy tầm nhìn chiến lược, Thành phố tập trung triển khai các chủ trương lớn, gần đây nhất là lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô ; xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Nhờ phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên gương mẫu, gần dân, sát dân, Thành phố đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị giải quyết hiệu quả nhiều việc mới, việc khó.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định, còn tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Nên ngày 07/8 vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 24 về tăng cương kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố, nêu cả 25 biểu hiện cụ thể làm căn cứ đánh giá và xử lý kỷ luật.
Làm rõ thêm các đề xuất, kiến nghị của Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, phải tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế. Chẳng hạn, chống tham nhũng, tiêu cực thì hiệu quả rõ, nhưng phòng thì hiệu quả còn mờ, cho nên phải tập trung thể chế hóa các chủ trương về tiết kiệm, chống lãng phí. Ngay như vướng mắc trong xử lý các dự án có sử dụng đất, nếu Chính phủ tổng hợp, đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề tháo gỡ được để tổ chức đấu thầu, đấu giá thì sẽ giải phóng được nguồn lực rất to lớn để phát triển đất nước...
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
0