Hà Nội xây dựng giao thông thông minh để giảm ùn tắc

Nhằm giải quyết đồng bộ, bền vững các thách thức về ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường, Thủ đô cần nhanh chóng trở thành thành phố thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một hợp phần nhưng lại là một trong các trụ cột chính. 'Hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững' cũng là nội dung của cuộc hội thảo diễn sáng ngày 22/11 do sở Giao thông vận tải phối hợp cùng Ngân hàng thế giới và Trường Đại học giao thông vận tải tổ chức.

Cụ thể, hệ thống giao thông thông minh ITS có thể hiểu là hệ thống ứng dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào giao thông để quản lý và điều hành một cách hiệu quả, tối ưu, nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế các tai nạn, sự cố khi tham gia giao thông. ITS bao gồm trung tâm điều hành được coi là đầu não điều hành, xử lý các thông tin của hệ thống. Ngoài ra là hệ thống phần mềm, hệ thống camera CCTV giám sát lưu lượng giao thông, hệ thống bảng điện tử, thu phí không dừng, hệ thống đèn tín hiệu giao thông và các thành phần khác. Hệ thống camera và bảng điện tử được gắn trên các tuyến đường cao tốc nhằm ghi lại hình ảnh lưu thông trên đường, truyền dữ liệu về trung tâm và hiển thị các thông tin quan trọng về tuân thủ làn xe, tốc độ và biển số xe. Cán bộ kỹ thuật sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra các cảnh báo trong trường hợp vi phạm. Dữ liệu phương tiện tham gia giao thông, hệ thống phát hiện sự cố giao thông cũng hiển thị trên nền bản đồ và trên nền cảnh báo quản lý giao thông. Tại trung tâm điều hành, sẽ xử lý, đưa thông tin lên bảng điện tử và đưa ra giải pháp điều hướng nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Hệ thống ITS có chức năng thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và vận hành. Hệ thống cũng tổng hợp, phân tích các dữ liệu, đưa ra các báo cáo về tình hình giao thông; để từ đó, giúp các nhà quản lý hoạch định, đưa ra chính sách đầu tư, quản lý hạ tầng giao thông phù hợp. Hệ thống có khả năng tích hợp với dữ liệu của các cơ quan khác nhau; từ đó, đem lại giải pháp an toàn cho người tham gia giao thông, giải pháp tối ưu cho các cơ quan quản lý.

Hiện nay, đối chiếu với sự phát triển của các hệ thống giao thông thông minh đô thị trên thế giới, hệ thống giao thông thông minh nói riêng và công tác quản lý, điều hành giao thông nói chung của Thủ đô đang gặp nhiều thách thức.

Theo sở Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố đang trong giai đoạn xây dựng, chưa hoàn thiện. Tỷ lệ đất dành cho giao thông mỗi năm tăng chưa đến 1%, chưa đạt một nửa so với yêu cầu. Vận tải hành khách công cộng chủ yếu mới dựa vào xe buýt và đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi các phương thức giao thông xạnh như đi bộ, xe đạp, xe động cơ điện chưa phát triển. Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành giao thông chưa tập trung, nhiều đơn vị, tổ chức cùng tham gia nhưng thiếu kết nối, chia sẻ dữ liệu, dẫn đến hiệu quả khai thác không cao, lãng phí

Trước thực trạng này, thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ chính trị, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 , xây dựng Thủ đô là thành phố “Văn hiến – văn minh – hiện đại’’, thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội phối hợp với Trường Đại học GTVT nghiên cứu xây dựng đề án giao thông thông minh trên địa bàn thành phố với mục tiêu vạch ra lộ trình tổng thể, đồng bộ, để xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô trở thành hệ thống giao thông thông minh trong thành phố văn minh.

Đề án cũng đưa ra khung kiến trúc hệ thống, chiến lược và các giải pháp về cơ chế chính sách, về công nghệ và đầu tư nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô Hà Nội an toàn, thông minh, hiện đại, bền vững; là cơ sở để quản lý đầu tư các dự án ứng dụng giao thông thông minh trong tương lai.

Để đảm bảo tính khả thi và tối ưu, hệ thống giao thông thông minh của thành phố sẽ kế thừa, tích hợp các chương trình, dự án công nghệ đã hoàn thành, huy động mọi nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước khi triển khai các giải pháp. Tuy nhiên, do đây là một nội dung mới, nên đề án sẽ tiếp tục được tham khảo rộng rãi kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước. Hiện nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng đã và đang triển khai mô hình này như một xu thế tất yếu. Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu và thành công trong ứng dụng hệ thống giao thông thông minh ITS.

Sau sự bùng nổ gia tăng phương tiện ô tô và tăng trưởng nhanh về kinh tế vào năm 1993, nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng hạ tầng giao thông, Hàn Quốc bắt đầu có ý tưởng triển khai áp dụng hệ thống giao thông thông minh ITS. Năm 1998, các dự án thí điểm đầu tiên được triển khai và bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống ITS cho tất cả hệ thống giao thông và đường cao tốc trên toàn quốc. Nhờ đó, ùn tắc giao thông đã giảm khoảng 20%. Mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải CO2 cũng giảm đáng kể. ITS đang được Hàn Quốc áp dụng cho nhiều lĩnh vực như theo dõi dòng phương tiện, thanh toán phí đường bộ, kiểm soát tốc độ, đỗ dừng phương tiện… Có thể kể đến một số hệ thống quản lý giao thông thông minh, điển hình như hệ thống thông tin về xe buýt. Theo đó, hệ thống sẽ thu thập thông tin về vị trí của xe buýt, phân tích và truyền dữ liệu về trung tâm; nhờ đó, người dùng có thể truy cập, kiểm tra thông tin thông qua thiết bị thông minh, điện thoại di động về lộ trình các tuyến buýt, thời gian thực tế đang lưu thông trên đường và thời gian dự kiến đến điểm dừng và hoàn thiện việc thu phí tự động. Có một công ty quản lý thẻ giao thông tích hợp thanh toán mọi loại hình vận tải hành khách công cộng và lợi nhuận được chia sẻ cho các công ty vận tải hành khách công cộng tương ứng. Người dân, nhờ đó được hưởng mọi tiện ích và thuận lợi khi tham gia giao thông công cộng và các công ty vận tải công cộng cũng tập trung vào việc nâng cao chất lượng dich vụ.

Bên cạnh đó, còn có FTMS là hệ thống tích hợp quản lý giao thông đường cao tốc. FTM thu thập nhiều thông tin khác nhau từ đường cao tốc thông bằng cách sử dụng cảm biến phát hiện phương tiện, camera quan sát, truyền về trung tâm thông tin và cung cấp lại thông tin cho người điều khiển phương tiện thông qua màn hình điện tử, hệ thống phát thanh giao thông, điện thoại thông minh, dịch vụ internet.

ETCS là hệ thống thu phí điện tử, trong đó thiết bị đầu cuối gắn trong xe ô tô và bộ phát gắn trên đường, sử dụng liên lạc vô tuyến để trả phí cầu đường mà không cần dừng tại các trạm thu phí. Hiện công nghệ này được áp dụng rộng rãi, nhờ đó, đã giảm đáng kể tình trạng ùn tắc kéo dài tại các trạm thu phí. Bởi hiện nay 71% là giao thông trên các tuyến đường cao tốc và lượng khí thải CO2 giảm tương đương trồng được 2 triệu cây thông mỗi năm./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 5/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Toạ đàm "Báo chí với Ngày pháp luật Việt Nam", nhằm lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của báo chí trong công tác truyền thông pháp luật.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, bà con nông dân huyện Ba Vì có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn nuôi đến mở rộng các mô hình sản xuất mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cô bé Mông Hoàng Thảo Ngọc, nạn nhân cuối cùng của trận lũ quét sau siêu bão Yagi tại Làng Nủ, Lào Cai đã xuất viện sau 50 ngày chiến đấu với tử thần tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngọc đã trở về Làng Nủ tiếp tục đến trường học, nhảy dây, chơi chuyền cùng bạn bè.

Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã chủ động chuẩn bị sớm kế hoạch sản xuất hàng Tết. Sản lượng hàng sẽ tăng khoảng 10-20%.

Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.

Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.