Hà Nội: Xây dựng kịch bản phòng, chống dịch Covid-19

Tiếp tục kiểm soát hiệu quả tình hình dịch Covid-19, tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19, hạn chế thấp nhất số ca tử vong, khống chế không để dịch bùng phát lây lan rộng trên địa bàn thành phố… là tinh thần nêu trong Kế hoạch số 346/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch năm 2023.

Kế hoạch nêu rõ 14 nhóm mục tiêu cụ thể trong phòng, chống dịch. Trong đó: 100% UBND các cấp từ thành phố đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 sát với tình hình thực tế của địa phương; bố trí sẵn sàng lực lượng tại chỗ, lực lượng tăng cường theo các cấp độ dịch tại địa phương…

Cùng với đó, 100% cán bộ y tế trong hệ thống giám sát xử lý, cấp cứu điều trị các loại dịch bệnh, các lực lượng tham gia, hỗ trợ phòng, chống dịch từ thành phố đến cơ sở được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng về công tác phòng, chống dịch bệnh. 100% người mắc Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Thành phố cũng tổ chức giám sát phát hiện sớm, điều tra, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh mới nổi, tái nổi, dịch bệnh xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội; theo dõi sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 bảo đảm linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kobayashi - hãng dược phẩm có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, đã thu hồi thực phẩm chức năng của hãng khiến hai người tử vong và hơn 100 người nhập viện.

Đang ăn tối tại một nhà hàng tại Đà Nẵng, nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, gã quỵ xuống đất, mất ý thức, nữ điều dưỡng A9 Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời tiếp cận, ép tim cấp cứu người bệnh. Nhờ nắm bắt được "thời điểm vàng" cô đã cứu sống được vị khách du lịch.

Theo Bộ Y tế, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật. Với bệnh lây truyền từ động vật, khó kiểm soát nguồn lây, khó khăn cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.

Thời điểm này được xem là “mùa” của thuỷ đậu do vi rút gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra.

Sau ca tử vong do mắc cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Kháng thuốc là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Đây là nỗi sợ hãi của các bác sĩ khi các phác đồ điều trị không đạt hiệu quả.