Hà Nội xoá 100% nhà tạm, nhà dột nát

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc bảo đảm chỗ ở an toàn cho dân. Nỗ lực của hệ thống chính trị và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn đã tạo nên một Thủ đô phát triển toàn diện và bền vững.

Nhiều năm trước, bà Trương Thị Lan (xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn) sống trong ngôi nhà xuống cấp lúc mưa thì thấm dột bốn bề. Nay, thành phố và huyện Sóc Sơn hỗ trợ kinh phí xây nhà mới khang trang, kiên cố, giúp bà yên tâm an cư: “Ngôi nhà khang trang, sạch sẽ thế này thì tôi chưa bao giờ dám mơ ước đến. Mọi người đến chơi, đến thăm nhà thì đều khen nhà cửa cao ráo, sạch sẽ thì tôi thấy niềm vui phấn khởi".

Để không ai phải sinh sống trong ngôi nhà xuống cấp, năm 2024, Hà Nội lên kế hoạch xây, sửa 714 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, nhằm hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm trên địa bàn thành phố.

Với tổng kinh phí hơn 62 tỷ đồng, mức kinh phí hỗ trợ cho mỗi hộ tăng gấp hai lần so với trước đây, 100 triệu đồng cho mỗi nhà xây mới và 60 triệu đồng cho mỗi nhà sửa chữa. Bà Nguyễn Lan Hương, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, cho hay: “Cùng với Quỹ Vì người nghèo của thành phố, thì các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, vận động hỗ trợ sửa chữa và xây dựng mới các ngôi nhà. Mặt trận đã tuyên truyền, đã vận động, đã tập hợp và thực sự đã đóng góp vào công tác chăm lo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như hướng tới việc xây dựng Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại và nhân dân thì hạnh phúc".

Hà Nội quyết tâm đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ hàng loạt các chính sách. Với quan điểm đặt mọi lợi ích của người dân lên trên hết và lấy niềm hạnh phúc của nhân dân là thước đo cho mọi hoạt động của hệ thống chính trị, thành phố giảm 690 hộ nghèo trong năm qua, chỉ tiêu về giảm nghèo về đích trước kế hoạch một năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (07/01), tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Sáng 7/1, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị. Theo đó, năm 2025, sẽ có Đề án chi tiết sáp nhập các sở và cơ quan tương đương sở; các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện thị xã thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.

Theo lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hiện nay, mức kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 63.000 tỉ đồng đủ chi cho đội ngũ viên chức nghỉ việc sau tinh gọn.

Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì và phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt.

Với 4 lỗi vi phạm về an toàn thực phẩm, UBND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, đã quyết định xử phạt chủ cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (số 11 Hàng Than) số tiền 40 triệu đồng.

Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.