Hà Nội xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai
Giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai 39 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 360.980 tỷ đồng thuộc 10 lĩnh vực. Trong đó, có 32 dự án sử dụng vốn ngân sách, 01 dự án đầu tư theo hình thức PPP, 06 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Kết quả giải ngân, giai đoạn 2021-2023 đạt 70,8% kế hoạch vốn giao và kế hoạch vốn năm 2024 đến ngày 15/4/2024 là hơn 1.968 tỷ đồng, đạt 11,9% kế hoạch năm.
Tại Hội nghị giao ban các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, các thành viên Ban Chỉ đạo đã rà soát đánh giá, tổng hợp khó khăn, vướng mắc theo từng dự án; phân tích nguyên nhân, tồn tại, hạn chế và kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy việc triển khai các công trình trọng điểm, nâng cao kết quả giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu phải giải ngân trong các tháng còn lại năm 2024 và năm 2025 là: 39.986 tỷ đồng, các đơn vị được giao nhiệm vụ lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư chủ động, khẩn trương làm việc với các Sở, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hoàn thiện hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền. Các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc giải phóng mặt bằng. Trường hợp không đảm bảo tiến độ phải chủ động báo cáo UBND thành phố từ sớm để có chỉ đạo và điều hành nguồn vốn phù hợp.
Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả giải ngân và khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, báo cáo UBND thành phố hàng tháng. Qua đó sẽ xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong việc triển khai các công trình trọng điểm.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0