Hà Nội yêu cầu đảm bảo an toàn công trình ven sông

Tại Công điện số 13, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn các công trình xây dựng ven sông.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt tại các khu chung cư, tập thể cũ, nhà nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ cao. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ di dời người dân, tài sản tại các khu vực nguy hiểm. Bảo đảm nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ người dân.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.