TP.Hà Nội17°C / 21.7°C

XU HƯỚNG
Đăng kiểm
Xung đột Ukraine - Nga

TP.Hà Nội

17°C / 21.7°C

Thời gian gần đây, trên Facebook xuất hiện rất nhiều bức ảnh chụp lại những sản phẩm bánh ngọt trông rất xinh xắn và bắt mắt. Nhìn bề ngoài đẹp mắt như vậy, không ít người nhầm tưởng đây là sản phẩm mua từ các tiệm bánh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thật bất ngờ rằng những món bánh ngọt nhỏ xinh này đều do các bạn trẻ tự tay làm ra. Thú vị hơn, trào lưu tự làm bánh ngọt giờ đây đã rất phổ biến và trở thành niềm vui của giới trẻ, nhất là các bạn nữ.

Thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn được chế biến từ vịt. Vài năm trở lại đây, người dân Vân Đình tiếp tục biến tấu và sáng tạo ra một món ăn mới. Đó chính là chả vịt được chế biến bằng “bí kíp” riêng biệt, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với thực khách.

Theo đánh giá của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas vừa cập nhật, thì cà phê sữa đá của Việt Nam đứng thứ đầu bảng xếp hạng các loại cà phê ngon nhất hành tinh, khi được các chuyên gia ẩm thực chấm 4,6 trên 5 sao.

Nếu có dịp ghé thăm Cổ Loa, du khách không thể bỏ qua món bún xào rau cần - một món ăn đặc sản của người dân nơi đây. Tuy là một món ăn dân dã, bình dị, nhưng bún xào rau cần lại có lịch sử lâu đời gắn liền với truyền thuyết Trọng Thủy - Mỵ Châu. Theo người dân nơi đây, bún có thể xào với các loại rau nhưng ngon nhất vẫn là rau cần có vị giòn và thơm. Món ăn đặc sản của vùng đất Cổ Loa không chỉ xuất hiện trong các mâm cơm hàng ngày mà còn có mặt trong mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp hay trong các đám cưới.

Không chỉ là một ngôi chùa cổ ở Hà Nội, chùa Tứ Liên, quận Tây Hồ, còn nổi tiếng với việc chế biến các món chay rất ngon và khá cầu kỳ từ thực vật, ngũ cốc. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Tổ (17 tháng Giêng âm lịch), chùa lại tổ chức đại lễ ăn chay cho khách thập phương. Ai đã từng một lần được thưởng thức cỗ chay nơi đây đều khó có thể quên được hương vị đặc trưng, rất riêng biệt của cỗ chay chùa Tứ Liên.

Mới đây, Traveller, chuyên trang du lịch nổi tiếng của Australia đã bất ngờ đưa bánh cuốn Việt Nam vào Top 10 món ngon hấp dẫn nhất thế giới và khuyến khích các du khách nên thử.

Được ví là "siêu chợ'' với đủ thứ đồ ăn ngon, chợ Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là địa chỉ quen thuộc với người dân thủ đô từ xưa tới nay, nổi tiếng với thực phẩm tươi ngon, tinh tế, mang "chất riêng" của ẩm thực Hà Nội. Các món ăn ở chợ Hàng Bè cũng đắt đỏ hơn những khu chợ khác nên còn được gọi là "chợ nhà giàu" giữa phố cổ.

Theo quan niệm dân gian, đầu năm gặp may thì cả năm sẽ gặp may. Có lẽ vì thế, tại làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức (Hà Nội), có một món bánh tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông, hạnh phúc và cũng là nghề truyền thống lâu đời tại nơi đây. Cứ hễ tới dịp lễ Tết, hội hè, trên mâm cỗ của người làng Giang Xá lại không thể thiếu món đặc sản này.

Bún thang là một trong những món ăn đặc trưng của người Hà Nội thường xuất hiện trong mỗi dịp Tết, xuất phát từ việc các bà nội trợ muốn tận dụng những nguyên liệu còn dư trong mâm cỗ ngày Tết như: thịt gà, giò lụa, trứng, nấm hương… Để nấu được một bát bún thang ngon, chuẩn vị lại rất kỳ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người nội trợ.

Đến với làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây (Hà Nội) du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ, những bức tường làm từ đá ong, mà còn được thưởng thức món đặc sản đã làm nên thương hiệu của làng - chè lam. Đi đâu trong làng, du khách cũng có thể bắt gặp những hàng bán chè lam giản dị và những lời mời khiến cho ai cũng muốn dừng lại để thưởng thức.

Đến xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội) trong dịp Tết, ngoài bánh chưng truyền thống, trên mâm cơm của các gia đình nơi đây còn có đĩa bánh gio. Theo lời kể của các cụ trong làng, nghề làm bánh gio là truyền thông lâu đời của người dân Hạ Mỗ. Xưa kia, bánh gio Hạ Mỗ được dùng để tiến vua. Ngày nay, bánh gio trở thành nét ẩm thực độc đáo, lưu giữ đậm nét văn hóa, tình người Hạ Mỗ.

Bên cạnh những loại bánh chưng truyền thống, vài năm trở lại đây, còn xuất hiện thêm các loại bánh chưng độc, lạ thu hút nhiều người đặt mua. Trong số đó, bánh chưng cốm với hương vị mới lạ mà thân quen được làm từ gạo nếp pha với cốm theo công thức riêng của mỗi người làm bánh cũng là một sự lựa chọn mới mẻ cho dịp Tết.

Làng Văn Uyên hay còn gọi là làng Tranh Khúc, thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh chưng truyền thống. Tuy nhiên, người làng Tranh Khúc hiện nay cũng không còn làm bánh chưng quanh năm như vài năm trước. Lượng bánh bán ra giảm nhiều do nhiều gia đình hiện nay quay về tự gói để tìm lại nét đẹp truyền thống của dân tộc và sự cạnh tranh của nhiều loại bánh chưng ở các nơi khác.