Hoàn thành đăng ký để trải nghiệm Hanoitv.vn
TP.Hà Nội
26.2°C / 37.1°C
Trong các loại hình nghệ thuật, có lẽ không một bộ môn nào đòi hỏi diễn viên phải hội đủ nhiều tiêu chuẩn khắt khe như múa ballet. Để có thể trở thành diễn viên múa ballet chuyên nghiệp, các diễn viên phải bắt đầu tập luyện từ khi còn rất nhỏ, cùng với đó là sự kiên trì, khổ luyện, ăn uống khắc nghiệt.
Rộng khoảng 500 m2, nằm trong ngõ Xóm Hạ Hồi, Viện Viễn đông Bác Cổ được nhiều thế hệ người Hà Nội và những người muốn tìm hiểu về Hà Nội biết tới, bởi nơi đây lưu giữ chúng cuốn sách, những công trình nghiên cứu khoa học, những trang tài liệu quý về sự hình thành, phát triển của mảnh đất nghìn năm tuổi. Không ồn ào, tấp nập, như bao thư viện khác, Viện Viễn đông Bác Cổ đón tiếp chủ yếu là những đọc giả cao tuổi, có thể đã gắn bó gần cả cuộc đời với Hà Nội.
Bất kể thời tiết nắng mưa, ngày lễ, những người làm nghề gác chắn đường tàu vẫn miệt mài với công việc. Nhiều người tưởng rằng đây là công việc an nhàn nhưng thực tế lại rất vất vả, phải đánh đổi nhiều thứ, thậm chí là sự an toàn của chính bản thân.
Có người đã gắn bó ở nơi đây ghót ghét gần 20 năm, mỗi người mỗi cảnh, họ về với Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội để tìm thấy nơi nương tựa tuổi già, được trò chuyện mỗi ngày với những người cùng cảnh ngộ.... và hơn thế, những người cao tuổi đang sống tại đây luôn nhận được sự chăm sóc ân cần của cán bộ nhân viên trung tâm.
Hà Nội không chỉ có những con phố cổ, còn có những con ngõ thông nhau. Những lối đi nhỏ hẹp, không ánh đèn...liên thông từ phố này sang phố khác, từ đường này sang đường khác, nhà này sang nhà khác...có thể dài vài mét, song cũng có thể dài vài trăm mét...Chẳng ai nhớ loại ngõ này xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết sinh ra đã có nó và cuộc sống nơi đây như tách bạch với sự ồn ào của đường phố.
Bắt đầu công việc từ 5 giờ sáng và về nhà sớm nhất là lúc 6 giờ 30 chiều mỗi ngày, những cô, bác lao công trong trường học luôn cần mẫn làm việc âm thầm và lặng lẽ, dọn dẹp từ sân trường, hành lang, lớp học, khu nhà vệ sinh... để đảm bảo cho trường học luôn sạch đẹp. Mặc dù công việc vất vả là vậy, nhưng niềm yêu nghề, yêu mến các em học sinh chính là động lực để các cô, bác lao công gắn bó với công việc thầm lặng này.
Mỗi năm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đón hàng triệu lượt khách tham quan, đặc biệt là vào những dịp lễ lớn của dân tộc hay vào dịp sinh nhật của Người. Với mỗi người dân Việt Nam khi đến đây đều mang một tình yêu và lòng thành kính hướng về vị Cha già của dân tộc.
Đi lễ mùng 1 hoặc ngày Rằm đã trở thành một nét văn hóa của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đi lễ không chỉ để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình, mà còn giúp hòa mình vào chốn tâm linh, tạm bỏ lại phía sau những vất vả lo toan trong cuộc sống mưu sinh.
“Mồng mười đi chợ Chuông chơi/Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi”, ấy là câu ca từ xửa xưa mời gọi khách đến chợ Chuông. Cũng là chợ quê đấy, nhưng chợ Chuông vẫn mang trong mình những khác biệt. Chẳng biết có từ bao giờ, nhưng với bà con làng Chuông, những phiên chợ nón lâu nay đã trở thành nét đẹp văn hóa. Người dân nơi đây luôn tự hào, đã là người làng Chuông thì phải biết làm nón.
Tìm kiếm và phát hiện ra những hiện vật mang tính lịch sử đã khó, gìn giữ chúng còn khó hơn gấp nhiều lần bởi những hiện vật đó là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của con người hay của một dân tộc, một nền văn hóa... mà trong đó, có cả hiện vật lịch sử Hà Nội. Công tác bản quản hiện vật trong các bảo tàng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khoa học và niềm say mê, để mỗi khi mang ra trưng bày trước công chúng, các hiện vật đó luôn sống động.
Người xưa có câu "Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày Tư, ngày Chín cho duyên đèo bòng”. Vậy là cứ đến ngày mùng 4, mùng 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch, người ta lại mang ra chợ Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) đủ thứ hàng hóa, nhưng chủ yếu là những mặt hàng nông sản, “cây nhà lá vườn” để mua bán, trao đổi với nhau. Dù người Hà Nội ngày nay đã quen với nhiều loại hình chợ mới, nhưng phiên chợ Bưởi vẫn mang một nét văn hóa đặc sắc riêng, đậm chất quê.
Lễ hội 'thổi cơm thi' là một hoạt động văn hóa truyền thống ở nhiều địa phương, nhưng với người dân thôn Nhuệ, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, thì hội 'Thổi cơm thi' có phần khác biệt, khi các đội phải thực hiện những phần thi trên thuyền Rồng. Nồi cơm được chấm giải Nhất sẽ được dâng lên Đức thánh để cầu cho mưa thuận, gió hòa, đời sống ấm no, hạnh phúc.
Ngày nào cũng vậy, chợ chim ở dốc Tam Đa, Hoàng Hoa Thám, bắt đầu họp từ 7 giờ sáng. Khu chợ tấp nập và đông vui nhất là vào những ngày chợ phiên, mùng 4, mùng 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hàng tháng. Nhiều người tới đây để tìm mua một chú chim ưng ý, nhưng cũng có không ít người đi chợ chỉ để ngắm nhìn vẻ đẹp cũng như thưởng thức tiếng hót tuyệt vời của các loài chim.