Hạ viện Mỹ ủng hộ cung cấp vũ khí cho Israel

Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát ngày 16/5 đã bỏ phiếu thông qua dự luật yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden chuyển giao vũ khí phòng thủ cho Israel.

Dự luật Ủng hộ hỗ trợ an ninh Israel được Hạ viện Mỹ thông qua với 224 phiếu thuận và 187 phiếu chống. Ba nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật này trong khi 16 nghị sĩ đảng Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ.

Dự luật sẽ ngăn cản Tổng thống Biden từ chối, tạm dừng, đảo ngược hoặc hủy bỏ việc chuyển giao vũ khí  cho Israel đã được Quốc hội Mỹ thông qua, đồng thời yêu cầu chuyển giao cho Israel những loại vũ khí đang bị từ chối cung cấp trong vòng 15 ngày kể từ ngày dự luật được ban hành.

Dự luật này cũng sẽ cắt nguồn tài trợ từ một số cơ quan thuộc nhánh hành pháp quan trọng, bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Hội đồng An ninh Quốc gia cho đến khi bất kỳ vũ khí nào bị giữ lại được gửi đến Israel.

Xe tăng chiến đấu của quân đội Israel di chuyển gần biên giới với Dải Gaza tại một địa điểm ở miền nam Israel ngày 13/5.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Biden đang phải đối mặt với sự phản đối từ các nhà lập pháp ở cả hai đảng sau khi ông phát biểu trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Erin Burnett của CNN vào tuần trước rằng ông sẽ tạm dừng chuyển giao một số chuyến hàng vũ khí đến Israel nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu ra lệnh tiến hành cuộc đổ bộ vào thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu dân thường Palestine đang trú ẩn.

Theo Tổng thống Biden, trong khi Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí phòng thủ cho Israel, bao gồm cả hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt), thì các chuyến hàng khác sẽ kết thúc nếu một cuộc tấn công lớn trên bộ vào Rafah được tiến hành.

Trước đó, Mỹ đã tạm dừng vận chuyển bom 1.800 quả bom loại 2.000 pound (trên 900kg) và 1.700 quả bom loại 500 pound (trên 220kg) cho Israel do lo ngại Israel có thể sử dụng những loại vũ khí này ở các khu vực đông dân cư ở Rafah.

Dự luật vừa được Hạ viện Mỹ thông qua dự kiến sẽ bị chặn ở Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo và Tổng thống Biden đã tuyên bố sẽ phủ quyết nó trong mọi trường hợp.

Hiện các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện đang xúc tiến tổ chức một cuộc họp kín để phản đối dự luật của Đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ đảng Dân chủ, trong một thông báo, cho rằng điều đó “sẽ tạo thành một hạn chế chưa từng có đối với quyền hành pháp và quyền quyết định hành chính của Tổng thống Biden trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Sau khi xung đột Israel – Hamas nổ ra vào tháng 10 năm ngoái, việc Tổng thống Joe Biden tuyên bố rằng ông sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự của Mỹ cho các hành động của Israel đã tạo nên một bước ngoặt trong cuộc xung đột. Ông Biden đã phải chịu áp lực lớn từ cả một số thành viên trong đảng Dân chủ của ông, nhằm hạn chế vận chuyển vũ khí cho Israel trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đang diễn ra nghiêm trọng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.