Hai bản quy hoạch đáp ứng mong mỏi của nhân dân Thủ đô
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên họp chiều nay. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải và Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai tham dự phiên họp.
Thảo luận tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, tạo sức lan toả; góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”.
Theo đó, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được xây dựng công phu, khoa học, thể hiện được tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đánh giá cao dự thảo hai quy hoạch đã được chuẩn bị công phu, chất lượng, toàn diện. Nêu thêm một số vấn đề quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cho rằng các quy hoạch phải bảo đảm giải quyết được những vấn đề người dân quan tâm về giao thông, thoát nước, bảo đảm quy hoạch mạng lưới các trường học để công dân Thủ đô cho con em tiếp cận giáo dục đầy đủ và tốt nhất.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp các trường đại học đã có quy định nhưng cơ chế thực hiện chưa rõ, do đó Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu thêm cơ chế trong các quy hoạch để thực hiện vấn đề này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, qua rà soát cho thấy hai bản quy hoạch này có nhiều nội dung trùng lặp, chưa thống nhất về phạm vi, mức độ chi tiết, do đó có thể dẫn đến chồng chéo, mẫu thuẫn và gây khó khăn trong việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch.
Vì vậy Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan lập, thẩm định các quy hoạch này cần có sự phối hợp chặt chẽ để tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bảo đảm nguyên tắc Quy hoạch Thủ đô là căn cứ để lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô. Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô là quy hoạch cụ thể hóa, chi tiết hơn Quy hoạch Thủ đô và việc điều chỉnh phải thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Tiếp thu các ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sau khi Quốc hội cho ý kiến về hai quy hoạch, thành phố sẽ tiếp tục tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được lấy ý kiến Quốc hội là cơ hội rất lớn khi lần đầu tiên tất cả đại biểu các tỉnh, thành phố, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực sẽ trực tiếp góp ý hoàn thiện quy hoạch. “Việc Quốc hội cho ý kiến sẽ đưa ra được những phương án tối ưu nhằm triển khai thực hiện các quy hoạch”, Phó Thủ tướng Chính phủ nói.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, hai nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô là nội dung rất quan trọng về định hướng phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo chủ trương của Đảng, đáp ứng mong mỏi của nhân dân Thủ đô và cả nước. “Đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ, tờ trình trình Quốc hội cho ý kiến”.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0