Hai ca khúc đặc biệt trong đêm nhạc ‘Miền xa thẳm’
Đây là lần đầu tiên bản gốc của ca khúc “Hát Giang Trường Hận” - tiền thân của bản “Hồn tử sĩ” nổi tiếng - được trình diễn trên sân khấu với tư cách một tác phẩm nghệ thuật độc lập. Điều này sẽ mang đến một góc nhìn mới, đầy bất ngờ cho khán giả. Tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có hoàn cảnh sáng tác khá đặc biệt. Bởi ca khúc gắn liền với những năm tháng tăm tối của đất nước, khi mà dân tộc vẫn chìm trong cảnh vong nô, mất nước.
Nhạc sĩ Thành Vương, Giám đốc âm nhạc chương trình “Miền xa thẳm” chia sẻ: “Đây là ca khúc ông viết về Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến cứu quốc. Sau này, ông viết lại lời để tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ. Đây là chiều dài lịch sử trong một bài hát nên là điều rất đặc biệt. Đối với tôi, đây là ca khúc hay, nếu mình đầu tư công sức thì có thể không hẳn là ca khúc mà là một bản khí hay cũng được”.
Việc được nghe lại bản gốc “Hát Giang trường hận” trong một không gian âm nhạc hiện đại như chương trình “Miền xa thẳm”, với bản phối khí mới, đầy bi tráng sẽ giúp khán giả cảm nhận chiều sâu và ý nghĩa của tác phẩm âm nhạc vốn rất quen thuộc này.
Còn với ca khúc “Bóng chiều Tây Nam”, đây là một tác phẩm được nhạc sĩ Trương Quý Hải gửi gắm rất nhiều cảm xúc. Khác với những ca khúc trước đây thường gắn liền với hình ảnh những người lính bảo vệ biên giới phía Bắc, “Bóng chiều Tây Nam” hướng về những chiến sĩ tình nguyện đã hy sinh tại chiến trường Campuchia. Hình ảnh “bóng chiều Tây Nam” gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết. Đây là một chủ đề ý nghĩa, nhưng ít được khai thác trong âm nhạc Việt Nam.
Nhà báo Ngô Thanh, Tổng đạo diễn và tác giả kịch bản chương trình “Miền xa thẳm” cho biết: “Ca khúc như một lời gọi thiết tha, mong muốn đưa linh hồn các anh trở về với đất mẹ. Thông qua ngôn ngữ âm nhạc, nhạc sĩ Trương Quý Hải đã thể hiện tình cảm đặc biệt của mình với những người con ưu tú của đất nước đã hy sinh vì nghĩa vụ Quốc tế cao cả”.
Bên cạnh những bài hát đã quen thuộc với khán giả, “Hát Giang trường hận” và “Bóng chiều Tây Nam” sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt, trang nghiêm nhưng cũng đầy chất nghệ thuật trong chương trình “Miền xa thẳm”.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0