Hai cựu cục trưởng Đăng kiểm cùng 252 bị cáo hầu tòa

Sáng 18/7, ông Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và 252 người bị đưa ra xét xử về các tội danh tham nhũng trong đại án ngành đăng kiểm. Phiên tòa dự kiến kéo dài ba tháng.

Đây là vụ án có số lượng bị cáo nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó, ông Đặng Việt Hà, cựu cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam, bị TAND TP HCM xét xử về tội Nhận hối lộ; Trần Kỳ Hình (người tiền nhiệm của ông Hà) bị truy tố tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Do số lượng bị cáo đông nên để thuận tiện và tránh phải đi chuyển nhiều, phiên tòa sẽ được xét xử ở 2 điểm cầu, gồm trụ sở TAND TPHCM và hội trường Trại tạm giam Chí Hòa (T30 Củ Chi).

Vụ án được xét xử trực tiếp (không phải trực tuyến) và đảm bảo các bị cáo được tham gia đầy đủ ở hai địa điểm nêu trên.

Theo đó, với việc: xét xử theo tội danh đến ngày xét xử bị cáo nào thì bị cáo đó sẽ được đưa về trụ sở chính của tòa án, còn lại tham dự trực tiếp tại trại tạm giam Chí Hoà. Nếu có hình thức xét xử  khác thì HĐXX sẽ quyết định.

254 bị cáo bị truy tố lần này liên quan các sai phạm của Cục đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 tháng (từ ngày 18/7-18/10), do thẩm phán Huỳnh Văn Trực - Phó chánh tòa Hình sự TAND TPHCM - làm chủ tọa. Ngoài ra, hội đồng xét xử còn có thẩm phán Trần Minh Châu cùng 3 hội thẩm nhân dân. Đại diện VKS tham gia phiên tòa là các kiểm sát viên Trần Thị Liên, Nguyễn Vũ Mai Diễm, Lê Trương Hà Linh, Phạm Văn Hiền.

Có 11 nhóm tội danh đối với các bị cáo
254 bị cáo là những đối tượng có yếu tố tổ chức, 119 bị can được tại ngoại, 01 bị can bỏ trốn.

Có 11 nhóm tội danh đối với các bị cáo chủ yếu là: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhận hối lộ;  hối lộ, môi giới hối lộ, làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, tham ô tài sản…

Theo phân loại, 254 bị cáo là những đối tượng có yếu tố tổ chức, 119 bị can được tại ngoại, 01 bị can bỏ trốn.

Vụ án được xét xử trực tiếp (không phải trực tuyến) và đảm bảo các bị cáo được tham gia đầy đủ ở hai địa điểm nêu trên

Quang cảnh bên ngoài

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.