Hai kịch bản bão Trà Mi ảnh hưởng đến Việt Nam
Nhận định về diễn biến bão số 6, chiều 25/10, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, từ ngày 24/10 đến thời điểm này, bão di chuyển tương đối ổn định với tốc độ khoảng 15-20km/h và hướng về khu vực Hoàng Sa.
Dự báo trong 24 - 48 giờ tới, cường độ bão sẽ mạnh thêm. Khi bão ở trên khu vực Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất của bão đạt cấp 11-12, giật cấp 13.
Cùng với đó, sẽ có 2 kịch bản xảy ra đối với bão số 6
Kịch bản thứ nhất: Khi bão vào khu vực Hoàng Sa sẽ di chuyển chậm lại, cường độ yếu dần và do không khí lạnh ở phía Bắc di chuyển vào phía Nam khiến cho bão suy yếu và bị đẩy xuống phía Nam với cường độ bão khoảng cấp 7-8. Bão có xu hướng di chuyển ra phía ngoài và duy trì tương đối lâu trong thời gian tới dẫn đến tình trạng khu vực giữa và Nam Biển Đông hình thành một dải hội tụ nhiệt đới gây mưa kéo dài cho khu vực Trung Bộ. Khả năng này xảy ra khoảng 60%.
Kịch bản thứ hai: Khi bão vào khu vực Hoàng Sa, tương tác với không khí lạnh, bão sẽ suy yếu. Tuy nhiên, bão sẽ di chuyển vào bờ và suy yếu trên đất liền nước ta. Khả năng xảy ra kịch bản này khoảng 30%.
Đề cập đến tình hình mưa do ảnh hưởng của bão, ông Hoàng Phúc Lâm cho rằng, từ khoảng chiều tối 26/10, khu vực Hà Tĩnh - Quảng Ngãi sẽ xuất hiện mưa vừa, mưa to đến rất to, trong đó trọng tâm mưa là các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam với lượng mưa phổ biến từ 300-500mm trong vòng 3 ngày. Với diễn biến mưa như trên, nguy cơ cao sẽ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, trong khi đó Đà Nẵng đã từng xảy ra ngập úng đô thị do lượng mưa từ 400-500mm/ngày và trong đợt mưa này không loại trừ khả năng này.
Để chủ động ứng phó với bão số 6, ông Hoàng Phúc Lâm khuyến cáo các thuyền trưởng, chủ tàu thuyền, ngư dân, chính quyền các địa phương chịu ảnh hưởng bão số 6 cần thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo mới nhất về bão trên trang web của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống của Trung ương và địa phương để đảm bảo an toàn về người, tài sản trên đất liền và trên biển.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0