Hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ tranh luận trực tiếp

Hãng CNN cho biết, ngày 1/10 (giờ Mỹ), ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Tim Walz và ứng viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa J.D Vance đã có cuộc tranh luận trực tiếp lần đầu tiên trên truyền hình. Đây cũng có thể là lần tranh luận trực tiếp trên truyền hình duy nhất của hai ứng viên trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới.

Cuộc tranh luận diễn ra trong không khí khá lịch sự, ứng cử viên Đảng Cộng hòa Vance và đối thủ Đảng Dân chủ Walz đã đi sâu vào chi tiết các chính sách hơn so với cuộc tranh luận giữa cựu tổng thống Trump và Phó tổng thống Kamala Harris vào tháng 9 vừa qua.

 Một số điểm chính của cuộc tranh luận:

Thống đốc bang Minnesota Tim Walz không ngừng chỉ trích ông Trump, trong khi Thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance lại hết lời ca ngợi cựu Tổng thống. Cái tên Donald Trump xuất hiện hơn 80 lần trong cuộc tranh luận - gấp đôi số lần tên bà Harris được nhắc đến.

Ngay từ đầu, ông Walz đã tỏ ra lo lắng và nhanh chóng công kích ông Vance về vấn đề nhập cư - một trong những chủ đề quan trọng đối với cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới. Ông Walz chỉ trích đối thủ vì đã lan truyền những câu chuyện sai sự thật về người di cư Haiti.

"Khi điều này trở thành chủ đề tranh luận, chúng ta vô tình hạ thấp và làm tổn thương giá trị của những con người khác", ông Walz phát biểu.

Một trong những khoảnh khắc căng thẳng nhất trong cuộc tranh luận là về vấn đề phá thai, vấn đề nóng bỏng từ khi Tòa tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết công nhận quyền phá thai của phụ nữ vào năm 2022, gây ra phản ứng trái chiều và các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Hai ứng cử viên phó Tổng thống Mỹ lần đầu tranh luận trực tiếp trên truyền hình; Nguồn: Reuters

Ông Vance cáo buộc Đảng Dân chủ có lập trường "ủng hộ phá thai cực đoan" và ủng hộ các đạo luật mà ông gọi là "man rợ". Ông Walz phản pháo mạnh mẽ, khẳng định ông đứng về phía phụ nữ và ủng hộ quyền lựa chọn của họ.

Ông Trump cũng được nhắc đến khi các ứng cử viên thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Trung Đông, với câu hỏi đầu tiên trong buổi tối xoay quanh vụ Iran tấn công bằng tên lửa vào Israel.

Ông Walz chỉ trích chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống, đặc biệt là việc xoay trục về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin và việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

"Trong khi Thống đốc Walz cáo buộc ông Trump là tác nhân của sự hỗn loạn, thực tế là ông Trump đã mang lại sự ổn định cho thế giới", ông Vance đáp trả.

Ông Walz cũng phải đối diện với những câu hỏi khó, nhất là khi ông buộc phải thừa nhận mình đã "nói nhầm" về việc có mặt tại Hong Kong trong cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989.

Cơ hội để các ứng cử viên Phó tổng thống giới thiệu bản thân

Giới quan sát cho rằng, cuộc tranh luận giữa ông Tim Walz, 60 tuổi, và ông J.D Vance, 40 tuổi, có thể không mang lại nhiều lợi ích như cuộc tranh luận hôm 10/9 vừa qua giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris, nhưng giúp các "phó tướng" có cơ hội để giới thiệu bản thân, bảo đảm sự hậu thuẫn cho hai ứng cử viên chính và hoàn thành vai trò truyền thống của một ứng cử viên đồng hành là tấn công đối thủ.

Các kết quả thăm dò dư luận của AP/NORC, New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước tranh luận cho thấy, Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance, với tỷ lệ tín nhiệm lần lượt là 40% và 25%. Đáng chú ý, ông Walz có uy tín cao hơn ông Vance đối với cả cử tri nữ và nam. Đây là tín hiệu tích cực đối với phe Dân chủ vì trong số 2 ứng cử viên Tổng thống, ông Trump được xem là có lợi thế hơn trong việc huy động lá phiếu từ cử tri nam nói chung.

Trước thềm cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống, dư luận Mỹ có dấu hiệu quan tâm hơn đến cuộc tranh luận này so với các kỳ bầu cử gần đây do cách biệt giữa hai phe rất sít sao.

Ngoài ra, trong bối cảnh cựu Tổng thống Trump đã từ chối tranh luận lần hai với Phó Tổng thống Harris, cuộc tranh luận này nhiều khả năng sẽ là lần tương tác cuối cùng của hai chiến dịch tranh cử trước sự chứng kiến của cử tri cả nước.

Ông Trump và bà Harris trong cuộc tranh luận trên truyền hình vào ngày 10.9; Nguồn: Reuters

Trước đó, vào ngày 10 tháng 9, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ bà Harris và ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã tổ chức cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa họ. Cuộc tranh luận được tổ chức bởi Đài ABC news. Tân Hoa Xã cho biết một số cuộc thăm dò ở Mỹ cho thấy bà Harris thể hiện tốt hơn trong cuộc tranh luận. Tuy nhiên, Ông Trump hài lòng với màn trình diễn của mình trong cuộc tranh luận và không cho rằng mình thua bà Harris.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".

Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Cựu hạ nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz hôm 21/11 thông báo rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.

Chính quyền Nhà nước Palestine đã từ chối mọi kế hoạch của Israel về việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Dải Gaza để phân phối viện trợ.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani vừa bị truy tố tại New York, Mỹ với cáo buộc âm mưu hối lộ và gian lận trị giá hàng tỷ USD. Đáng chú ý, tỷ phú Gautam Adani hiện là người giàu thứ 2 tại Ấn Độ và giàu thứ 22 tại châu Á, với tổng tài sản gần 70 tỷ USD.