Hạn chế dùng điện giờ cao điểm để tránh giá cao

EVN khuyến nghị doanh nghiệp dịch chuyển biểu đồ phụ tải điện. Điều này vừa giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tiền điện, vừa không làm quá tải điện vào giờ cao điểm.

Biểu giá bán lẻ điện cho ngành kinh doanh được tính theo điện ba giá: giá cho giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Biểu giá bán lẻ điện trong kinh doanh được phân thành ba mức, theo các khung giờ. Cụ thể, cấp điện áp từ 6kV - 22kV:

- Giờ thấp điểm: 22:00 - 4:00. Đơn giá: 1.594đ/kWh.

- Giờ cao điểm: 9:30 - 11:30 và 17:00 - 20:00 từ thứ 2 đến thứ 7. Đơn giá:  4.532đ/kWh.

- Giờ bình thường: các khung giờ còn lại. Đơn giá: 2.708đ/kWh.

Như vậy, trong giờ cao điểm, giá điện cao gấp gần 3 lần so với khung giờ thấp điểm. Để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn cách chuyển dịch phụ tải điện. Thay vì đồng loạt máy móc chạy trong khung giờ cao điểm, dây chuyền phụ trợ được ngắt hoạt động. Doanh nghiệp chủ động bố trí chạy máy vào ca 22h đến 4h sáng hôm sau.

Ví dụ tại một công ty in bao bì, chiếc máy in 8 màu tự động ngốn công suất nhất trong dây chuyền in được chuyển giờ hoạt động sang khung giờ thấp điểm. Nhờ đó, hóa đơn tiền điện mỗi tháng dự báo giảm 15%.

Để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp chọn cách chuyển dịch phụ tải điện.

3.500 khách hàng trên toàn thành phố đã ký thỏa thuận với EVN Hà Nội tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải. Công suất toàn thành phố dự kiến tiết giảm gần 230.000 kWh.

Theo dự báo, EVN có thể thiếu từ 1.200 - 2500 MW điện vào cao điểm mùa hè, từ cuối tháng 5 đến tháng 7. Hạn chế tiêu thụ điện, đặc biệt là điện sản xuất trong giờ cao điểm theo đúng Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, có thể giảm tình trạng thiếu điện. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp tiết giảm tiền điện mỗi tháng.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, nắng nóng sẽ đến sớm, dự báo gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Vì vậy, lượng điện sử dụng dự báo tăng đột biến, đặc biệt là điện sản xuất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024.

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức long trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc Diễn văn kỷ niệm. Tham dự sự kiện có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn khách các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Pháp.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước'. Chân lý đó được thể hiện sinh động trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.