Hạn chế ô nhiễm không khí ở Hà Nội bằng cách nào?

Theo Phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên địa bàn Thủ đô thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và moitruongthudo.vn của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong tháng 10, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 4 đợt ô nhiễm không khí vào các ngày 7 đến 9/10, ngày 11 đến 13/10, ngày 17/10 và 22/10.

Trong khung giờ 7h-11h, bầu khí quyển bị bao phủ màn sương mờ đục, đặc quánh. Đặc biệt, ở khu vực có mật độ giao thông cao, như: Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Đống Đa... chất lượng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động trong khoảng 101-177 đơn vị. Cùng với đó, chỉ số bụi mịn PM2.5 cũng ở mức cao, gấp hàng chục lần quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Lê Thanh Thủy cho biết, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên địa bàn Thủ đô thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, trước các thông tin về việc Hà Nội có phải là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới hay không, thì cần phải có một hệ thống đánh giá chung và phương pháp khoa học thống nhất để kết luận.

Cầu Long Biên, nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên, dưới lớp sương mù. Ảnh: Ngọc Thành/ VnExpress.

Vậy, đâu là giải pháp để hạn chế nguồn gây ô nhiễm không khí ở thành phố Hà Nội?

Để hạn chế ô nhiễm không khí, các chuyên gia cho rằng, thành phố Hà Nội phải có số liệu đầy đủ và cập nhật các nguồn thải để nắm được ngành nào, cơ sở nào, ở đâu, mức độ, nguyên nhân ô nhiễm để xây dựng kế hoạch xử lý; đồng thời công khai trách nhiệm các doanh nghiệp, đơn vị gây ô nhiễm.

Đầu năm 2024, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch quản lý chất lượng không khí, trong đó ưu tiên thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn thải gây ô nhiễm không khí, như: vận hành ổn định hệ thống quan trắc tự động chất lượng không khí; đôn đốc các quận, huyện, thị xã xử lý triệt để tình trạng đốt rơm rạ và đốt rác thải; điều tiết, phân luồng giao thông tại các nút giao thông ùn tắc...

Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng kế hoạch kiểm kê nguồn thải ô nhiễm không khí; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu; thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo ô nhiễm không khí cho Hà Nội, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho người dân chủ động ứng phó, tránh việc sử dụng nguồn thông tin chưa đầy đủ cơ sở khoa học, gây tâm lý hoang mang dư luận.

Các chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội cần triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện chất lượng không khí. Thành phố cần chú trọng triển khai đề án giao thông thông minh trong thành phố thông minh; sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng; hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư mua sắm xe buýt sử dụng năng lượng sạch, phát triển thêm hệ thống tàu điện trên cao, vừa giúp giảm lượng khí thải, vừa cải thiện chất lượng không khí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tây Hồ là địa bàn đông dân cư và có nhiều địa điểm vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách gần xa tìm đến tham quan trải nghiệm, do vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn là nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong giai đoạn mới”.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của Đường sắt Việt Nam vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.

Đến đầu giờ chiều 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn nỗ lực huy động nhân lực và phương tiện xuồng máy, triển khai nhiều điểm tìm kiếm trên đoạn sông gần hiện trường vụ xe chở rác rơi xuống sông.

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.