Hạn hán lịch sử tại Brazil đe doạ quần thể cá heo

Thời gian gần đây, lưu vực sông Amazon đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến nước tại nhiều sông, hồ cạn trơ đáy. Hồ Tefe, nơi sinh sống của quần thể cá heo nước ngọt, đã khô cạn, gây ra nguy cơ mất môi trường sống cho loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng này.

Các nhà nghiên cứu đã vớt được xác của một con cá voi con thiệt mạng do tình trạng hạn hán, họ đã tiến hành kiểm tra và kết luận nhiệt độ nước hồ Tefe đang ngày một tăng lên trong khi mực nước hồ giảm xuống.

Trong đợt hạn hán năm ngoái, hơn 200 con cá heo nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng đã chết ở hồ Tefe do nhiệt độ nước tăng lên quá cao.

Bà Miriam Marmontel, người đứng đầu dự án cá heo tại Viện Phát triển Bền vững Mamiraua cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện một số trường hợp cá heo bị chết. Đặc biệt trong tuần trước, trung bình chúng tôi tìm thấy một con mỗi ngày”.

Số lượng lớn tàu bè và ca nô di chuyển qua hồ cũng đang là tác nhân ảnh hưởng đến quần thể cá heo nước ngọt sinh sống tại đây. Bà Marmontel cho biết một vài con cá heo đã bị chết khi va chạm với các phương tiện di chuyển trên hồ.

Bên cạnh đó, với việc các nhánh sông lớn trong lưu vực sông Amazon đang khô cạn nước trong đợt hạn hán nghiêm trọng năm nay, hồ Tefe nối với sông Solimoes đã bị thu hẹp, tạo ra ít không gian hơn cho cá heo trong môi trường sống yêu thích của chúng.

Năm hạn hán nghiêm trọng thứ hai liên tiếp đã làm khô héo phần lớn thảm thực vật của Brazil và gây ra cháy rừng trên khắp quốc gia Nam Mỹ, bao phủ các thành phố trong những đám khói. Tại Tefe, mực nước thấp hơn nhiều so với mức trung bình so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian gần đây, lưu vực sông Amazon đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến nước tại nhiều sông, hồ cạn trơ đáy. Hồ Tefe, nơi sinh sống của quần thể cá heo nước ngọt, đã khô cạn, gây ra nguy cơ mất môi trường sống cho loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng này.

Trong một tuyên bố mới đây, Bộ Ngoại giao Nga canh báo Liên minh châu Âu đang đi vào con đường tự hủy hoại khi phân bổ thêm kinh phí viện trợ quân sự cho Ukraine.

Tại Trung Quốc, vào phiên 20/9, đồng nhân dân tệ đã tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng do đồn đoán Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm mạnh lãi suất.

Một cuộc không kích của Israel vào Beirut hôm 20/9 đã khiến ít nhất ba người thiệt mạng và làm bị thương hàng chục người khác.

Lần đầu tiên, Ngày hội tiếng Việt diễn ra tại một trường phổ thông của Nga. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong hành trình lan tỏa tiếng Việt và văn hóa Việt trong cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nói chung, cũng như thúc đẩy giao thoa văn hóa và ngôn ngữ giữa hai đất nước.

Ngày 20/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen đã đến thủ đô Kiev của Ukraine để thảo luận với Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky về sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU).