Hàn Quốc: 30 người mua tới 8000 căn nhà

5 năm qua, trong khi giới trẻ Hàn Quốc bất lực với việc mua nhà, thì gần 8.000 căn nhà ở nước này đã được mua bởi đúng 30 người, với tổng giá trị số tiền lên đến khoảng 1,19 nghìn tỷ won (gần 22 nghìn tỷ VN đồng). Đó là thông tin từ dữ liệu do Bộ Đất đai Cơ sở Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc tổng hợp, được đăng trên trang The Korea Times,Thời báo Hàn Quốc.

30 người nói trên đều là những người thường xuyên mua nhà. Họ mua 7.996 bất động sản từ năm 2018 đến tháng 6 năm nay. Người mua nhiều nhất đã mua 792 căn nhà, trị giá 115,6 tỷ won (hơn 2.100 tỷ đồng). Người mua nhiều thứ hai mua 709 căn nhà, trị giá 115,1 tỷ won (2.095 tỷ đồng). Những loại hình nhà ở mà họ mua rất đa dạng, từ các căn hộ chung cư - loại phổ biến nhất ở Hàn Quốc - đến cả các khu chung cư thấp tầng và nhà mặt đất riêng lẻ.

Thị trường nhà đất tại Seoul luôn nóng

Trong số 30 vị khách thuộc dạng “trùm bất động sản” nói trên, 24 người tập trung mua nhà ở Seoul, Incheon và Gyeonggi, là những nơi có nhu cầu về nhà ở cao nhất Hàn Quốc và giá nhà cũng đắt đỏ bậc nhất. Riêng 24 người này đã mua tổng cộng 6.622 căn nhà.

Dữ liệu mới này khiến người dân Hàn Quốc không khỏi ngạc nhiên vì mức độ giàu có của một số người - có thể mua nhà như mua mớ rau con cá vậy. Trong khi đó, rất nhiều người ở Hàn Quốc, chủ yếu là người trẻ, còn không dám mơ đến việc sở hữu nhà. Theo trang The Straits Times, người Hàn Quốc ở độ tuổi trên 20 đến trên 30 cảm thấy “tuyệt vọng” vì nghĩ họ sẽ không bao giờ mua được nhà, nên họ quyết định chi tiêu thoải mái để mua hàng hóa xa xỉ.

Giới trẻ Hàn Quốc cảm thấy bế tắc khi nghĩ đến mua nhà

Cô Christine Lee, 30 tuổi, làm việc ở một công ty bảo hiểm với thu nhập 24.000 đôla Mỹ/ năm (khoảng 584 triệu đồng) cho biết, cô đã mua một chiếc túi xách Marni trị giá 1,6 triệu won (30 triệu đồng). Lee nói: “Tất cả bạn bè tôi, mỗi người đều có ít nhất một chiếc túi hàng hiệu. Gen Z Hàn Quốc có phương châm là “bạn chỉ sống có một lần thôi”. Đằng nào chúng tôi cũng không mua được nhà vì đắt ngoài tầm với, thế thì tại sao chúng tôi phải tiết kiệm tiền cơ chứ?”.

Tiến sĩ Ahn Dong-hyun, giảng viên Kinh tế học ở ĐH Quốc gia Seoul, nói: “Họ (người trẻ Hàn Quốc), có lẽ đã bỏ cuộc với việc (để dành tiền) mua nhà và cố làm cho bản thân vui vẻ bằng cách mua hàng hiệu đắt đỏ”.

Trước thực tế này, một số nhà chức trách ở Hàn Quốc gợi ý rằng, có lẽ nên có những quy định mới để việc mua nhà để có sự cân bằng, tạo điều kiện để người trẻ cũng có thể tích cóp mà mua được.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.