Hàn Quốc: Bùng nổ người dùng Telegram sau lệnh thiết quân luật
Theo số liệu mới nhất từ công ty phân tích di động IGAWorks, ứng dụng nhắn tin Telegram đã ghi nhận mức tăng trưởng đột biến về số lượt tải xuống trong những ngày tiếp theo. Cụ thể, vào ngày 3/12, số lượt cài đặt mới của Telegram đã tăng gấp 4 lần so với ngày thường, lên tới 40.576 lượt, chiếm gần một nửa tổng số lượt tải xuống của các ứng dụng nhắn tin trong ngày.
Sự tăng trưởng này không dừng lại ở đó. Trong ngày 4/12, Telegram ghi nhận lượt cài đặt mới ở mức cao với hơn 33.000 lượt. Điều này đã giúp Telegram vượt qua các ứng dụng nhắn tin nội địa nổi tiếng như LINE và KakaoTalk để trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong danh mục này tại Hàn Quốc.
Một trong những lý do chính khiến người dùng Hàn Quốc cài đặt Telegram là nhờ hệ thống mã hóa đầu cuối mạnh mẽ của ứng dụng này, giúp đảm bảo tính riêng tư cho các cuộc trò chuyện, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về việc kiểm duyệt thông tin và gián đoạn dịch vụ. Ngoài ra, việc các máy chủ của Telegram đặt tại nước ngoài cũng là một yếu tố thu hút người dùng. Trong khi các ứng dụng nhắn tin nội địa như Naver và Kakao đều gặp phải tình trạng quá tải và gián đoạn kết nối sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố, Telegram vẫn hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu liên lạc khẩn cấp của người dùng.
Hiện Telegram có 700 triệu người dùng đã đăng ký trên toàn thế giới.
Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.
Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.
Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.
Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.
0