Hàn Quốc truy tố hai chỉ huy quân đội cấp cao
Diễn biến này xảy ra vào thời điểm Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đang đẩy mạnh tiến trình thủ tục cho phiên xét xử vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm 3/12, Tổng tham mưu trưởng, tướng Park An-su được bổ nhiệm làm chỉ huy thiết quân luật và ký duyệt sắc lệnh. Các nhà điều tra tin rằng lệnh thiết quân luật chứa các yếu tố vi hiến như cấm mọi hoạt động chính trị.
Trong khi đó, Trung tướng Kwak Jong-keun, chỉ huy Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt bị cáo buộc gửi lực lượng đặc nhiệm tới tòa nhà Quốc hội theo lệnh Tổng thống Yoon Suk Yeol để ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu hủy lệnh thiết quân luật. Các công tố viên cáo buộc hành động của hai quan chức cấp cao này là nhằm lật đổ Hiến pháp Hàn Quốc và cấu thành tội danh nổi loạn. Hai người này đã bị bắt tháng trước.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra Tham nhũng Hàn Quốc đang thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan tới sự kiện thiết quân luật hồi đầu tháng 12/2024. Khoảng 150 nhân viên thực thi pháp luật đã được điều động để thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, bao gồm 30 điều tra viên của CIO và 120 cảnh sát. Các điều tra viên đã vượt qua rào cản của lực lượng phụ trách bảo vệ dinh thự Tổng thống để tiến vào bên trong.
Theo tờ Korea Heral, các điều tra viên đang chạm mặt với lực lượng vũ trang do Cơ quan An ninh Tổng thống kiểm soát. Đây được coi là tuyến bảo vệ cuối cùng của Tổng thống. Theo các báo cáo, CIO đã trình lệnh bắt và khám xét, nhưng người đứng đầu Cơ quan An ninh Tổng thống đã từ chối hợp tác.
Trong khi đó, phía bên ngoài dinh thự Tổng thống, khoảng 1.200 người xuống đường biểu tình để bày tỏ ủng hộ ông Yoon Suk Yeol, chỉ trích lệnh bắt giữ là “không hợp pháp”, đồng thời kêu gọi bắt lãnh đạo phe đối lập Lee Jae-myung. Theo hãng tin Yonhap, đã xảy ra đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào bị thương. Hiện cảnh sát đã điều động khoảng 2.700 nhân viên, 135 xe cảnh sát tạo thành “bức tường an ninh” trên các con đường gần dinh thự Tổng thống để kiểm soát tình hình. Giao thông tại khu vực này bị hạn chế.
Các cuộc không kích của Israel tại Gaza ba ngày qua đã khiến ít nhất 140 người thiệt mạng, trong khi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa có tín hiệu tích cực.
Tổng thống Chile Gabriel Boric đã có chuyến đi lịch sử đến Nam Cực. Tại đây, ông tái khẳng định chủ quyền của Chile đối với lãnh thổ Nam Cực và tuyên bố sẽ không cho phép khai thác tài nguyên trong khu vực, đồng thời nói thêm rằng lục địa này chỉ có thể được sử dụng cho mục đích hòa bình và khoa học.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bắt đầu chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc.
Hàng ngàn người Israel đã xuống đường biểu tình phản đối Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cách chính phủ này xử lý xung đột ở Gaza.
Các cuộc đàm phán giữa hai đảng trung dung lớn nhất ở Áo về việc thành lập chính phủ liên minh mà không có đảng Tự do cực hữu (FPO) đã sụp đổ - Thủ tướng Karl Nehammer thông báo, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ từ chức trong những ngày tới.
Khách du lịch và người dân địa phương tại thành phố Las Vegas, bang Nevada, đang hoan nghênh ý tưởng bổ sung cảnh báo nhãn trên đồ uống có cồn để đáp lại khuyến nghị của Tổng Y sĩ Mỹ, ông Vivek Murthy.
0